Thứ sáu, 26/04/2024 | 02:25 - GMT+7

Đưa AI thành công nghệ cốt lõi xây dựng nền kinh tế số tại TP. Hồ Chí Minh

TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai xây dựng hạ tầng số với mục tiêu định hướng phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên toàn thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng mạng di động 5G...

31/05/2023 - 14:16
UBND TP. Hồ Chí Minh vừa ban hành kế hoạch triển khai Chương trình “Nghiên cứu và phát triển ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020 - 2030”.
TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai xây dựng hạ tầng số với mục tiêu định hướng phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên toàn Thành phố
Mục tiêu của kế hoạch nhằm góp phần thúc đẩy đưa trí tuệ nhân tạo trở thành một trong những công nghệ cốt lõi trong xây dựng đô thị sáng tạo, thành phố thông minh, thúc đẩy phát triển kinh tế số nhanh, bền vững.
TP. Hồ Chí Minh sẽ triển khai xây dựng hạ tầng số với mục tiêu định hướng phát triển hạ tầng băng thông rộng chất lượng cao trên toàn Thành phố, hỗ trợ doanh nghiệp viễn thông phát triển hạ tầng mạng di động 5G; đẩy mạnh việc chuyển đổi, ứng dụng địa chỉ giao thức Internet thế hệ mới (IPv6) cho tất cả các hệ thống, ứng dụng của Sở, ngành trên địa bàn Thành phố; phát triển hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT).
Trong năm 2023, TP. Hồ Chí Minh tiếp tục triển khai thực hiện Kế hoạch phát triển hạ tầng số tại TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2020-2030. Triển khai hạ tầng 5G và hạ tầng kết nối IoT cho thành phố Thủ Đức và các quận, huyện tại TPHCM. Lập khái toán kinh phí và thực hiện báo cáo nghiên cứu khả thi cho dự án Hạ tầng viễn thông phục vụ đô thị thông minh TP. Hồ Chí Minh.
Bên cạnh đó, TP. Hồ Chí Minh triển khai nghiên cứu khoa học và công nghệ Đề tài “Xây dựng khung kiến trúc hạ tầng Internet vạn vật (IoT) cho TP. Hồ Chí Minh”, với mục tiêu nghiên cứu và đề xuất khung kiến trúc IoT phục vụ phát triển đô thị thông minh và chuyển đổi số cho TP. Hồ Chí Minh và đánh giá qua một vài ứng dụng (Đánh giá thực trạng ứng dụng IoT tại Thành phố, đề xuất khung kiến trúc hạ tầng IoT cho TP. Hồ Chí Minh, đề xuất tiêu chuẩn về bảo mật và tính riêng tư cho ứng dụng IoT).
Thành phố tiếp tục triển khai theo kế hoạch xây dựng Kho dữ liệu dùng chung và hệ sinh thái dữ liệu mở; triển khai Chiến lược quản trị dữ liệu của thành phố bằng các kế hoạch thực thi cụ thể, tập trung nguồn lực, cơ chế tài chính thúc đẩy chuyển đổi số những lĩnh vực thành phố đang xác định ưu tiên: Nhóm dữ liệu phục vụ quản lý, quy hoạch phát triển đô thị; nhóm dữ liệu liên quan đến thông tin của người dân; Nhóm dữ liệu về phát triển kinh tế, tài chính.
TP. Hồ Chí Minh cũng sẽ xây dựng và triển khai Cổng thông tin giải pháp và ứng dụng trí tuệ nhân tạo với các nội dung quảng bá sản phẩm nghiên cứu và sản phẩm đào tạo về AI của các trường đại học; thông tin về nhu cầu ứng dụng AI và nhu cầu đào tạo AI của các doanh nghiệp; thông tin các cuộc thi ứng dụng AI của TP. Hồ Chí Minh...
Thành lập Trung tâm hỗ trợ phát triển và chuyển giao trí tuệ nhân tạo TP. Hồ Chí Minh. Cùng với đó nghiên cứu đề xuất phương án xây dựng mạng lưới các viện, trung tâm nghiên cứu phát triển trí tuệ nhân tạo tại các cơ sở nghiên cứu đào tạo. Triển khai Đề án Đào tạo nguồn nhân lực trí tuệ nhân tạo…
Về xây dựng cơ chế, chính sách về AI
Kế hoạch đề ra đến quý 4/2023, Thành phố sẽ hoàn thiện đề án về cơ chế, chính sách thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh giai đoạn 2022 - 2025, tầm nhìn 2030. Từ đó, Thành phố sẽ có các khung pháp lý, cơ chế và chính sách ưu tiên cho nghiên cứu và phát triển AI từ môi trường nghiên cứu đến thử nghiệm, ứng dụng thí điểm đến ứng dụng rộng rãi trong xã hội.
Việc xây dựng cơ chế, chính sách về AI sẽ cần đánh giá thực trạng về hoạt động phát triển nguồn nhân lực; hoạt động nghiên cứu, phát triển và ứng dụng; hoạt động hợp tác và thương mại hóa kết quả nghiên cứu AI; từ đó có các giải pháp thúc đẩy nghiên cứu, phát triển và ứng dụng AI trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh...
Nguồn: tapchicongthuong.vn

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 4
  • 9
  • 2
  • 9
  • 7