Thứ bảy, 27/07/2024 | 07:29 - GMT+7

Tăng cường hiệu quả chuyển đổi số tại Quảng Ngãi

Năm 2023, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về phát triển Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, chuyển đổi số và các văn bản hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, UBND thành phố Quảng Ngãi đã chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và giải pháp tăng cường hiệu quả chuyển đổi số.

13/05/2024 - 08:18
Trong năm 2023, UBND thành phố Quảng Ngãi đã lãnh đạo, chỉ đạo kịp thời trong công tác chuyển đổi số đã góp phần thay đổi nhận thức và thúc đẩy phát triển CNTT, phục vụ chuyển đổi số trên địa bàn thành phố. Ứng dụng CNTT trong nội bộ cơ quan nhà nước đã có nhiều chuyển biến tích cực, các hệ thống thông tin chuyên ngành đã từng bước kết nối, chia sẻ dữ liệu theo kiến trúc Chính quyền điện tử và kết nối với các hệ thống của tỉnh. 
Đầu tư, bổ sung, thay thế, nâng cấp hạ tầng kỹ thuật bảo đảm ứng dụng công nghệ thông tin cho các cơ quan của thành phố và UBND các xã, phường; Bên cạnh đó, thành phố cũng tăng cường chỉ đạo các cơ quan, đơn vị tuyên truyền, hướng dẫn cho người dân và doanh nghiệp ứng dụng các nền tảng số như thanh toán không dùng tiền mặt, nộp thuế trực tuyến, nộp hồ sơ TTHC trực tuyến, … đến nay công tác tiếp cận nền tảng số và nhận thức của người dân trên đại bàn thành phố về công tác chuyển đổi số đạt được những kết quả nhất định. 
Quảng Ngãi đẩy mạnh các dịch vụ công trực tuyến trong năm 2023 (Ảnh:quangngaitv)
Bộ phận Một cửa của thành phố và UBND các xã, phường đã được trang bị đầy đủ các trang thiết bị theo quy định, như: máy tính, máy in, màn hình tra cứu, máy bấm số… cơ bản đáp ứng nhu cầu công việc và phục vụ cho việc số hóa hồ sơ tại Bộ phận một cửa. Đến ngày 27/11/2023, đã tiếp nhận 103.331 hồ sơ, đã giải quyết và trả kết quả 103.095 hồ sơ (đạt 99,77%); Số hóa hồ sơ TTHC khi tiếp nhận: 51.089 hồ sơ, đạt 49,44%; Số hóa kết quả giải quyết TTHC: 41.920 hồ sơ, đạt 40,66%).
Bên cạnh những kết quả đã đạt được, chuyển đổi số tại TP Quảng Ngãi vẫn còn tồn tại một số hạn chế đến từ việc các hệ thống thông tin của các bộ ngành triển khai hiện nay vẫn còn phát sinh nhiều lỗi, đôi lúc không đáp ứng được giao dịch giữa người dân với cơ quan chức năng; việc kết nối, liên thông, chia sẻ dữ liệu số còn nhiều rào cản dẫn đến công chức tại Bộ phận Một cửa các cấp phải thao tác trên nhiều hệ thống khác nhau của bộ, ngành Trung ương. 
Khai thương Trung tâm điều hành thông minh IOC tỉnh Quảng Ngãi. (Ảnh: quangngaitv)
Để việc triển khai thực hiện các nhiệm vụ xây dựng, phát triển chính quyền điện tử, chính quyền số; thúc đẩy phát triển kinh tế số, xã hội số nhằm nâng cao chất lượng, hiệu quả trong quản lý, chỉ đạo, điều hành thông qua môi trường điện tử, tăng cường chữ ký số văn bản, lập hồ sơ điện tử và lưu trữ điện tử; minh bạch thông tin trên môi trường mạng theo quy định; Phát triển hạ tầng kỹ thuật, hệ thống thông tin, cơ sở dữ liệu, tăng cường công tác đảm bảo an toàn, an ninh thông tin mạng; nguồn nhân lực… UBND thành phố Quảng Ngãi đề ra một số nhiệm vụ như sau:
Đối với chính quyền số, tiếp tục xây dựng, triển khai hệ thống thông tin dùng chung trong nội bộ các cơ quan nhà nước, gồm: họp trực tuyến trên môi trường mạng; hệ thống họp không giấy tờ; ứng dụng quản lý hạ tầng đô thị, quy hoạch đô thị thành phố Quảng Ngãi trên nền bản đồ số... Khai thác sử dụng các hệ thống cơ sở dữ liệu dùng chung, như các cơ sở dữ liệu quan trọng về dân cư, đất đai, tài nguyên, môi trường, kinh tế, xã hội, doanh nghiệp... đảm bảo kết nối đồng bộ với các cơ sở dữ liệu và đáp ứng lộ trình triển khai Chính phủ điện tử.
Đối với xã hội số và kinh tế số, triển khai tuyên truyền, phổ biến rộng rãi thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, Trang Thông tin điện tử thành phố và Trang thông tin điện tử thành phần của UBND các xã, phường về công tác triển khai chuyển đổi số. Tập huấn, tuyên truyền nâng cao nhận thức, kỹ năng số cho người dân để ứng dụng vào hoạt động sản xuất, giao dịch trực tuyến. Phát triển các dịch vụ công trực tuyến dựa trên nhu cầu người dân và người dân chỉ cung cấp thông tin một lần, tận dụng sức mạnh của công nghệ để phát triển các dịch vụ số mới; đồng thời, đề xuất cắt giảm một số dịch vụ không cần thiết.
Đối với nhân lực phục vụ chuyển đổi số, xây dựng kế hoạch, cử cán bộ, công chức, viên chức tham gia đào tạo, đào tạo lại, bổ sung kiến thức theo hướng dẫn của cấp trên nhằm phục vụ tốt quản trị, vận hành, đảm bảo an toàn, an ninh thông tin của các thiết bị, phần mềm. Đồng thời, phối hợp tổ chức tập huấn cho cán bộ, công chức, viên chức thuộc phạm vi quản lý về chuyển đổi số, phát triển Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số theo kế hoạch hàng năm. Phối hợp tổ chức các lớp bồi dưỡng, phổ biến kiến thức, kỹ năng số và an toàn thông tin cho cán bộ, công chức, cán bộ bán chuyên trách cấp xã, Tổ công nghệ số cộng đồng xã, thôn và Nhân dân năm 2024.
Năm 2023, Quảng Ngãi thuộc nhóm 21 địa phương hoàn thành cấp tài khoản định danh điện tử và có tỷ lệ kích hoạt tài khoản cao nhất cả nước. Quảng Ngãi cũng đứng đầu cả nước về thanh toán trực tuyến phí, lệ phí thủ tục hành chính. Chuyển đổi số ở Quảng Ngãi trong năm 2023 lan tỏa mạnh mẽ tới từng ngành, từng lĩnh vực, đi vào đời sống người dân.
Xem chi tiết: tại đây
Minh Khuê

Cùng chuyên mục

Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

19/06/2024 - 11:07

Triển khai thực hiện Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược phát triển Chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, Chiến lược quốc gia phát triển kinh tế số và xã hội số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 và Nghị quyết số 07-NQ/TU ngày 31/3/2022 của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh về chuyển đổi số tỉnh Quảng Bình đến năm 2025, định hướng đến năm 2030, UBND tỉnh đã ban hành Kế hoạch chuyển đổi số giai đoạn đến

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 5
  • 1
  • 2
  • 5
  • 4
  • 5
  • 0