Chủ nhật, 15/09/2024 | 13:15 - GMT+7
Tại Đồng Nai có gần 2 ngàn doanh nghiệp đang sản xuất trong các khu công nghiệp, trong đó, nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong sản xuất hàng hóa nhưng ngại thủ tục hoặc có đầu ra ổn định nên chưa quan tâm đến việc đăng ký trở thành doanh nghiệp công nghệ cao.
26/02/2020 - 10:45Theo Sở Công thương Đồng Nai, 5 doanh nghiệp có chứng nhận công nghệ cao của Đồng Nai hiện nay gồm: Công ty TNHH Bosch Việt Nam ở Khu công nghiệp Long Thành (huyện Long Thành), Công ty TNHH Taekwang Mold Vina ở Khu công nghiệp Agtex Long Bình, Công ty TNHH sản phẩm máy tính Fujitsu Việt Nam, Công ty TNHH Muto Việt Nam thuộc Khu công nghiệp Biên Hòa 2 (TP.Biên Hòa), Công ty TNHH Chemtrovina ở Khu công nghiệp Nhơn Trạch 2 (huyện Nhơn Trạch).
Cả 5 doanh nghiệp trên đều thuộc lĩnh vực sản xuất công nghiệp hỗ trợ và là các tập đoàn đa quốc gia, đầu tư vào Đồng Nai từ khá sớm. Qua nhiều năm, các doanh nghiệp đều mở rộng thị trường tiêu thụ trong nước, xuất khẩu và tăng vốn, nâng công suất lên gấp 1,5-4 lần so với ban đầu.
Công ty TNHH Bosch Việt Nam thuộc Tập đoàn Bosch (Đức), là một trong những doanh nghiệp đầu tiên của tỉnh được công nhận ứng dụng công nghệ cao, chuyên sản xuất linh kiện cho ngành ô tô. Tập đoàn Bosch đầu tư vào tỉnh từ năm 2008. Trong hơn 10 năm qua, Bosch Việt Nam liên tục đưa máy móc, công nghệ hiện đại vào các khâu sản xuất, nâng cao công suất và tăng cường xuất khẩu vào các thị trường trên thế giới.
Ông Guru Mallikarjuna, Tổng giám đốc Công ty TNHH Bosch Việt Nam chia sẻ: “Trong quá trình hoạt động, tôi nhận thấy tỉnh Đồng Nai có nhiều cơ hội và tiềm năng phát triển nên đã đẩy mạnh đầu tư mở rộng sản xuất cho công ty. Hiện nhà máy của Bosch tại Đồng Nai ứng dụng công nghệ 4.0 vào sản xuất với năng suất 30 triệu sản phẩm/năm với mục tiêu đưa ra thị trường dòng sản phẩm chất lượng cao, đáp ứng yêu cầu của khách hàng trên thế giới”. Việc ứng dụng công nghệ 4.0 và được cấp chứng nhận daonh nghiệp công nghệ cao đã nâng cao giá trị thương hiệu của Công ty TNHH Bosch Việt Nam tại thị trường trong nước và xuất khẩu.
Cuối năm 2019, Công ty TNHH Bosch Việt Nam còn ký kết với UBND tỉnh Đồng Nai về việc hỗ trợ đào tạo nguồn nhân lực công nghệ cao, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh.
Đối với Công ty Công ty TNHH Máy tính Fujitsu Việt Nam, việc nhận được doanh nghiệp doanh nghiệp công nghệ cao đã “giúp công ty nâng cao uy tín với khách hàng, theo đó các đơn hàng nhận được cũng lớn hơn. Hiện hàng hóa của công ty hầu hết xuất khẩu vào Nhật Bản và từ đây xuất đi các thị trường khác”, ông Lê Đức Vinh, Giám đốc nhân sự Công ty cho biết. Thời gian qua, Fujitsu đã đầu tư hàng chục triệu USD để thay đổi công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm.
Những doanh nghiệp đạt được chứng nhận công nghệ cao khác tại Đồng Nai đều khẳng định lợi thế trong sản xuất, kinh doanh, tìm đối tác, đơn hàng trong nước, nước ngoài,... so với những doanh nghiệp trong cùng lĩnh vực nhưng không phải doanh nghiệp công nghệ cao.
Tại Đồng Nai có gần 2 ngàn doanh nghiệp đang sản xuất trong các khu công nghiệp, trong đó 70% là doanh nghiệp có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài, còn lại là doanh nghiệp trong nước. Trong đó, có nhiều doanh nghiệp đã ứng dụng công nghệ 4.0 vào trong sản xuất hàng hóa nhưng ngại thủ tục hoặc có đầu ra ổn định nên chưa quan tâm đến việc đăng ký trở thành doanh nghiệp công nghệ cao.
Lương Huyền
Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Nẵng, xác lập (mục tiêu hành động) với 47 chỉ tiêu được chương trình hành động cụ thể với 62 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số.