Thứ bảy, 20/04/2024 | 21:40 - GMT+7

TP. Hồ Chí Minh xây dựng nhà máy ứng dụng công nghệ mới

Ngày 24/3, Công ty Cơ khí Duy Khanh tổ chức khởi công xây dựng nhà máy Cơ khí chính xác Duy Khanh tại Khu công nghiệp cao TP. Hồ Chí Minh.

31/03/2021 - 11:04
Tổng vốn đầu tư xây dựng nhà máy 186 tỷ đồng và được đối tác từ Đài Loan, Hàn Quốc hợp tác chuyển giao thiết bị, công nghệ mới và máy móc. Dự kiến đến cuối năm 2021 nhà máy sẽ hoàn thành, đầu năm 2022 bắt đầu lắp đặt máy móc và đến quý 2/2022 sản phẩm sẽ được chính thức cung ứng đến khách hàng.
Ông Đỗ Phước Tống - Chủ tịch HĐTV Công ty Cơ khí Duy Khanh - cho biết, mục đích xây dựng nhà máy nhằm nâng tầm năng lực chế tạo khuôn mẫu và các linh kiện, phụ tùng, máy móc cơ khí chính xác cao. Ngoài ra, nhà máy còn sản xuất sản phẩm bằng công nghệ mới và Duy Khanh là doanh nghiệp Việt Nam đầu tiên đầu tư nhà máy ứng dụng công nghệ Sintering, dập ép bột kim loại và thiêu kết để sản xuất chi tiết máy, linh kiện phụ tùng. Sau khi hoàn thành, sản phẩm của nhà máy sẽ tham gia sâu vào chuổi cung ứng toàn cầu, đáp ứng tốt nhu cầu sản phẩm công nghiệp hỗ trợ phục vụ sự chuyển dịch đầu tư của các doanh nghiệp FDI lớn vào Việt Nam.

Khởi công xây dựng Nhà máy Cơ khí chính xác Duy Khanh
Theo ông Đỗ Phước Tống, hiện nay nhu cầu về các linh kiện, chi tiết máy của các doanh nghiệp công nghiệp như dụng cụ cầm tay, hệ thống điều khiển, truyền động trong xe máy, ô tô…là rất lớn. Để đáp ứng nhu cầu này, tại các nước công nghiệp phát triển như Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc….ngành kỹ thuật sản xuất các chi tiết bằng vật liệu composite nền kim loại hoặc hợp kim đặc biệt có độ bền cao sử dụng công nghệ dập ép bột kim loại và thiêu kết (công nghệ Powder compacting and Sintering) đã xuất hiện và đang chiếm lĩnh thị trường do sản xuất sản phẩm hàng loạt, chất lượng sản phẩm đạt yêu cầu nghiêm ngặt và có giá thành thấp.
Tại Việt Nam, đến nay vẫn chưa có doanh nghiệp Việt Nam đầu tư nghiên cứu sản xuất sản phẩm ứng dụng công nghệ dập ép bột và thiêu kết như các nước nói trên. Nguyên nhân có thể do chi phí đầu tư rất lớn, mặt bằng đòi hỏi quy mô, thiết bị đắt tiền, quá trình nghiên cứu tìm hiểu về công nghệ dài lâu…Việc sử dụng các linh kiện và chi tiết máy dạng này của doanh nghiệp trong nước và doanh nghiệp FDI vẫn chủ yếu dựa vào nguồn nhập khẩu, không thuận lợi trong quá trình sản xuất hàng hóa bình thường và khó khăn khi có biến động như trogn tình hình dịch Covid đang bủa vây như hiện nay.
“Từ tiềm năng này, với hơn 30 năm kinh nghiệm về sản xuất, chế tạo khuôn mẫu, thiết kế chế tạo máy, Duy Khanh quyết định xây dựng nhà máy nhằm nâng tầm công nghệ chế tạo máy móc, thiết bị, khuôn mẫu chính xác cao; đầu tư công nghệ mới- công nghệ Singtering dập ép bột kim loại và thiêu kết để sản xuất chi tiết máy với sản lượng lớn đáp ứng nhu cầu khách hàng”, ông Tống nói thêm.
Ông Kiều Huỳnh Sơn - Phó Chủ tịch thường trực Hội Doanh nghiệp Cơ khí - điện TP. Hồ Chí Minh - đánh giá, ngành cơ khí của Việt Nam về nội lực là có nhưng cần thêm những cú hích từ chính sách hỗ trợ, từ sự trợ giúp của các cơ quan quản lý để họ mạnh dạn đầu tư về ha tầng, về sản phẩm mới. Theo ông Sơn, nếu sản phẩm cơ khí của Việt Nam sản xuất bằng công nghệ cao được đầu tư bài bản, chúng tôi tin rằng sản phẩm sẽ đủ sức để cạnh tranh ngay trên thị trường trong nước và xuất khẩu. Mặt khác sản phẩm cơ khí nội địa sẽ từng bước thay thế các nhà cung ứng từ Trung Quốc, Đài Loan, Hàn Quốc và việc đầu tư xây dựng Nhà máy Cơ khí chính xác Duy Khanh là một minh chứng cụ thể cho khả năng này.
Theo Báo Công Thương

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 9
  • 5
  • 3
  • 4
  • 0