Thứ bảy, 07/09/2024 | 23:54 - GMT+7

Các giải pháp tăng cường hiệu quả chuyển đổi số tại Hoà Bình

Xác định chuyển đổi số có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, thời gian qua, các cấp, các ngành tỉnh Hòa Bình đã đẩy mạnh ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin (CNTT) trong hoạt động của các cơ quan, tổ chức, phục vụ người dân, doanh nghiệp.

19/01/2024 - 08:38

Năm 2024, tỉnh Hoà Bình đặt mục tiêu thực hiện chuyển đổi số đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh; tiếp tục triển khai chuyển đổi số trên ở các lĩnh vực ưu tiên phục vụ thúc đẩy kinh tế, xã hội của tỉnh phát triển nhanh bền vững; đổi mới căn bản hoạt động quản lý, điều hành của cơ quan nhà nước các cấp trên toàn tỉnh; phát triển môi trường số an toàn, tiện ích phục vụ tốt nhu cầu sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp và nhu cầu đời sống người dân trên địa bàn tỉnh. 
Bên cạnh đó, tiếp tục triển khai hiệu quả các nhiệm vụ được giao tại Nghị quyết số 08- NQ/TU ngày 24/12/2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Hòa Bình.  Đẩy nhanh tái cấu trúc hạ tầng công nghệ thông tin, chuyển đổi hạ tầng công nghệ thông tin thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định, hiệu quả.
Năm 2024, tỉnh Hoà Bình đề ra 5 giải pháp tăng cường hiệu quả chuyển đổi số (Ảnh: Báo Hoà Bình)
Để thực hiện các mục tiêu đã đề ra, tỉnh Hoà Bình xác định thực hiện 05 giải pháp cốt lõi:
Một là, chú trọng đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân ,doanh nghiệp. Đẩy mạnh công tác truyền thông về vị trí, vai trò, tầm quan trọng của chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân trên địa bàn tỉnh. Thực hiện nhiều hình thức thông tin tuyên truyền như: Xây dựng chuyên trang, chuyên mục, phóng sự, tọa đàm, hội thảo, các chương trình truyền hình, các giải pháp truyền thông hiện đại để tuyên truyền rộng rãi về các kế hoạch, hoạt động ứng dụng và phát triển CNTT của tỉnh; nâng cao nhận thức, thay đổi thói quen hành vi, tạo sự đồng thuận của người dân, doanh nghiệp về chuyển đổi số, xây dựng chính quyền số, kinh tế số, xã hội số. 
Ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; đưa nội dung đào tạo kỹ năng số vào chương trình giảng dạy từ cấp tiểu học; xây dựng/ứng dụng các nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân; xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân.
Hai là, phối hợp doanh nghiệp bưu chính công ích cung cấp dịch vụ công (thông qua mạng bưu chính công cộng, mạng xã hội, ứng dụng của doanh nghiệp); tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm, dịch vụ số;… Thực hiện gắn kết chặt chẽ giữa cải cách thủ tục hành chính với phát triển Chính quyền số; rà soát các TTHC, quy trình nghiệp vụ trong các cơ quan nhà nước theo hướng đơn giản hóa hoặc thay đổi phù hợp để có thể ứng dụng hiệu quả công nghệ số; rà soát loại bỏ một số thủ tục hành chính, quy trình nghiệp vụ khi ứng dụng công nghệ số.
Cập nhật, nâng cao kiến thức cho cán bộ chuyên trách CNTT các cơ quan nhà nước theo khung chương trình bồi dưỡng về ứng dụng CNTT và an toàn thông tin cho cán bộ chuyên trách, kiêm nhiệm về CNTT do Bộ Thông tin và Truyền thông hướng dẫn. - Tăng cường phối hợp với các Tập đoàn CNTT lớn đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng nâng cao, chuyên sâu về CNTT cho cán bộ, công chức, viên chức của tỉnh. 
Công chức xã Thạch Yên (huyện Cao Phong, Hoà Bình) được chuẩn hóa về công nghệ thông tin, góp phần thực hiện tốt công việc chuyên môn (Ảnh: Báo Hoà Bình)
Ba là, triển khai nghiên cứu khoa học, phát triển công nghệ mới, các giải pháp tích hợp, ứng dụng, sản phẩm CNTT phục vụ xây dựng Chính quyền số, nền kinh tế số, xã hội số, từng bước xây dựng đô thị thông minh. Tăng cường hợp tác, chia sẻ kinh nghiệm với một số tỉnh, thành phố về cơ chế, chính sách phát triển chính quyền số. Chủ động hợp tác với các Tập đoàn viễn thông và CNTT để triển khai hạ tầng kỹ thuật, ứng dụng và phát triển công nghệ hiện đại.
Bốn là, thu hút nguồn lực CNTT, ưu tiên sử dụng nguồn vốn ngân sách nhà nước và huy động các nguồn vốn hợp pháp khác nhằm đa dạng hóa nguồn lực để phát triển chính quyền số; tăng cường thực hiện giải pháp thuê dịch vụ CNTT. Ưu tiên bố trí đầu tư công để thực hiện các dự án phát triển hạ tầng, cơ sở dữ liệu, nền tảng số, các ứng dụng dịch vụ của tỉnh. Đẩy mạnh thu hút đầu tư từ các doanh nghiệp để phát triển cơ sở hạ tầng CNTT và truyền thông. 
Năm là, tăng cường hợp tác quốc tế: chủ động hợp tác về chuyển đổi số; tổ chức hội thảo, chương trình hợp tác, huy động nguồn lực, đào tạo cán bộ, chuyên gia về chuyển đổi số. Học tập kinh nghiệm, chuyển giao công nghệ số, nhất là với các đối tác có trình độ khoa học công nghệ tiên tiến và có chương trình ký kết thỏa thuận hợp tác với tỉnh; nghiên cứu, ứng dụng, chuyển giao công nghệ, thúc đẩy khởi nghiệp đổi mới sáng tạo.
Tỉnh Hoà Bình đề ra mục tiêu đến năm 2030: 
- Phát triển Chính phủ số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động: 100% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động; 100% hồ sơ công việc tại cấp bộ, tỉnh; 90% hồ sơ công việc tại cấp huyện và 70% hồ sơ công việc tại cấp xã được xử lý trên môi trường mạng (trừ hồ sơ công việc thuộc phạm vi bí mật nhà nước); Hình thành các nền tảng dữ liệu mở phục vụ các ngành kinh tế trọng điểm dựa trên dữ liệu của các cơ quan nhà nước và hạ tầng kết nối mạng Internet vạn vật (IoT), kết nối chia sẻ rộng khắp giữa các cơ quan nhà nước; 70% hoạt động kiểm tra của cơ quan quản lý nhà nước được thực hiện thông qua môi trường số và hệ thống thông tin của cơ quan quản lý;
- Phát triển kinh tế số, nâng cao năng lực cạnh tranh của nền kinh tế: Kinh tế số chiếm tối thiểu 30% GDP; Góp phần nâng năng suất lao động hàng năm tăng từ 8%;
- Phát triển xã hội số, thu hẹp khoảng cách số: Phổ cập dịch vụ mạng Internet băng rộng cáp quang; Phổ cập dịch vụ mạng di động 5G; Tỷ lệ dân số có tài khoản thanh toán điện tử trên 50%.
Xem chi tiết: tại đây
Minh Khuê

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số 2024

20/08/2024 - 10:23

Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Nẵng, xác lập (mục tiêu hành động) với 47 chỉ tiêu được chương trình hành động cụ thể với 62 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 5
  • 5
  • 7
  • 1
  • 2
  • 5
  • 7