Thứ sáu, 26/04/2024 | 04:42 - GMT+7

Doanh nghiệp chủ động hơn trong tự động hóa và số hóa

Theo kết quả điều tra đặc biệt về tự động hóa và số hóa của nhóm nghiên cứu PCI năm 2019 vừa công bố, tự động hóa đã trở nên phổ biến ở cả nhóm doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI.

10/05/2020 - 00:15
Tỷ lệ tự động hóa của doanh nghiệp tại Việt Nam. Nguồn: Báo cáo PCI 2019
Tỷ lệ tự động hóa của doanh nghiệp tại Việt Nam. Nguồn: Báo cáo PCI 2019
Theo kết quả điều tra đặc biệt về tự động hóa và số hóa của doanh nghiệp Việt Nam, GS. TS. Edmund J. Malesky của Đại học Duke (Mỹ) và các cộng sự nhóm nghiên cứu PCI năm 2019 đi đến kết luận, tự động hóa đã trở nên phổ biến ở cả nhóm doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI.
Dựa trên khảo sát này, sự chủ động của doanh nghiệp được phán ánh rõ nét hơn khi có đến 2/3 trong tổng số 12.429 doanh nghiệp (gồm 8.773 doanh nghiệp dân doanh và 1.583 doanh nghiệp FDI) cho biết đã thực hiện tự động hóa một số công việc trong vòng 3 năm qua, còn 3/4 số doanh nghiệp này có kế hoạch tự động hóa một số công việc hiện tại hoặc dự kiến trong 3 năm tới.
Doanh nghiệp dân doanh đã tự động hóa khoảng 10% công việc trong 3 năm qua và có kế hoạch tăng tỷ lệ này lên khoảng 25% trong tương lai gần, trong khi đó tỷ lệ này của doanh nghiệp FDI có phần nhỉnh hơn với 10,6% và dự kiến nâng lên 28% trong thời gian tới.
Động cơ chính khiến các doanh nghiệp đẩy mạnh tự động hóa là nhằm giảm chi phí tuyển dụng và đào tạo lao động mới, đồng thời gia nhập tốt hơn vào chuỗi cung toàn cầu. Riêng với doanh nghiệp FDI, một động cơ quan trọng khác là đối phó với nguy cơ đình công. Với doanh nghiệp Nhật Bản và Hàn Quốc từng gặp phải đình công tại Việt Nam, tự động hóa được xem là biện pháp mang tính đề phòng nguy cơ đình công.
Mức độ tự động hóa ở các ngành nghề cũng rất khác biệt. Một số ngành như sản xuất hóa chất, thiết bị điện, máy tính và thiết bị điện tử và kim loại cơ bản trở thành đi đầu trong tự động hóa, ở cả doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI. Đối với doanh nghiệp FDI, sản xuất chế tạo là ngành dẫn đầu về tỷ lệ tự động hóa. Cụ thể, sản xuất thiết bị điện, máy tính và sản phẩm điện tử, đồ nội thất và chế biến thực phẩm là các ngành có tỷ lệ tự động hóa cao nhất trong 3 năm qua, với gần 15% công việc của doanh nghiệp FDI được tự động hóa.
Theo đánh giá của GS. Malesky, cách tiếp cận chính sách của Việt Nam về tự động hóa, số hóa hiện đang đi đúng hướng và cần được phát huy. Theo đó, Việt Nam cần tiếp tục cải cách giáo dục, nâng cao chất lượng giáo dục phổ thông, cao đẳng và đại học; đồng thời hoàn thiện các chương trình cải cách thông qua tham vấn cộng đồng doanh nghiệp về nhu cầu tuyển dụng lao động có kỹ năng.
Doanh nghiệp dân doanh và doanh nghiệp FDI được khảo sát đều có kế hoạch mở rộng đầu tư vào công nghệ, số hóa để tiết giảm nhân công và dịch Covid-19 là nhân tố thúc đẩy xu hướng này. Với hình như hiện nay, các chương trình đào tạo kinh doanh và quản lý, hỗ trợ doanh nghiệp hậu Covid-19 là rất cần thiết, GS. Malesky lưu ý.
Thành Công t/h

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 0
  • 1
  • 8
  • 6