Thứ bảy, 27/04/2024 | 15:23 - GMT+7

Giải pháp thu hút dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh vào các KCN Hà Nội

Tại Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu việt nam 2024” được tổ chức ngày 26/3 vừa qua tại Hà Nội, đại diện Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (HIZA) đã chia sẻ một số giải pháp thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh, công nghiệp điện tử bán dẫn vào các KCN Hà Nội.

28/03/2024 - 08:32
Ngày 27/7/2021, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch số 175-KH/UBND triển khai thực hiện Chương trình 02-CTr/TU ngày 17/3/2021 của Thành ủy nhằm cụ thể hóa nhiệm vụ và giải pháp về rà soát, phát triển hệ thống cơ sở hạ tầng công nghiệp, thu hút các nhà đầu tư và kêu gọi doanh nghiệp đầu tư vào các khu công nghiệp (KCN), khu công nghệ cao (KCNC) trên địa bàn Thành phố, góp phần tích cực vào sự phát triển kinh tế - xã hội Thủ đô nhanh và bền vững giai đoạn 2021-2025. Trong đó, định hướng và nhất quán quan điểm thu hút đầu tư có chọn lọc, trong đó ưu tiên tiếp nhận các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường với các sản phẩm có giá trị thương mại mang tính cạnh tranh cao nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.
Khu công nghệ cao Hoà Lạc, Hà Nội (Ảnh: Vinaconex)
Để góp phần thực hiện những mục tiêu nêu trên, Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội đã và đang triển khai nhiều giải pháp cụ thể:
Thứ nhất, đầu tư công tác quy hoạch, xây dựng cơ sở hạ tầng được quan tâm nhằm đáp ứng nhu cầu của nhà đầu tư, cũng như liên kết đồng bộ với hạ tầng xung quanh hướng đến xây dựng phát triển các KCN, khu công nghệ cao đảm bảo sự đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật, hạ tầng xã hội đáp ứng nhu cầu của các nhà đầu tư, các doanh nghiệp cũng như người lao động để tạo sự phát triển bền vững, gắn bó doanh nghiệp với KCN, gắn bó người lao động với doanh nghiệp
Thứ hai, tăng cường công tác xúc tiến đầu tư và thu hút đầu tư: Để đón dòng vốn đầu tư nước ngoài chuyển dịch từ các nước phát triển vào Việt Nam. Định hướng phát triển các ngành nghề sản xuất công nghiệp trong các KCN những năm tới là một số ngành công nghiệp có tính chất chủ lực và dẫn đường, như: công nghệ thông tin, công nghiệp vật liệu mới, công nghiệp chế tạo, công nghiệp phụ trợ, điện tử, cơ khí chính xác, dụng cụ y tế, công nghiệp hóa dược nhằm chuyển cơ cấu ngành nghề phù hợp với định hướng phát triển công nghiệp của Thành phố giai đoạn 2021-2025 và những giai đoạn tiếp theo. Ban Quản lý thường xuyên phối hợp với Trung tâm xúc tiến đầu tư Thương mại và du lịch của Thành phố tổ chức các hoạt động xúc tiến và thu hút đầu tư vào các KCN trên địa bàn TP với các hình thức xúc tiến đầu tư đa dạng, phong phú như: tổ chức các đoàn xúc tiến đầu tư tại nước ngoài như: Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, châu  u, Mỹ về mô hình phát triển KCN kiểu mới và đẩy mạnh kêu gọi thu hút đầu tư vào KCN Hà Nội. Tổ chức hội chợ triển lãm, trưng bày, giới thiệu sản phẩm công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ của các doanh nghiệp KCN.
Năm 2023, HIZA đã tổ chức Hội chợ sản phẩm công nghiệp trong KCN nhằm giúp doanh nghiệp tăng cường giao thương, kết nối, giới thiệu sản phẩm,… Tổ chức Hội nghị xúc tiến đầu tư tại chỗ với các DN lớn tham dự hội nghị, thông quá đó góp phần quảng bá hình ảnh, chính sách thu hút đầu tư, hỗ trợ đầu tư của Ban Quản lý. Ban Quản lý sẵn sàng hỗ trợ, hướng dẫn, cung cấp thông tin cho các nhà đầu tư đang tìm hiểu đầu tư vào các KCN. Đến nay đã có một số DN và tập đoàn lớn đến tìm hiểu và quyết định đầu tư tại KCN Hà Nội như: Công ty TNHH Sein I&D Việt Nam, Công ty CP Onaga và Công ty TNHH Tư vấn- Đầu tư – Phát triển CNHT Việt Nam – Nhật Bản về Tổ hợp sản xuất các bộ vi xử lý (microchip),... đầu tư tại KCN hỗ trợ Nam Hà Nội”, ông Trần Anh Tuấn - Phó Trưởng ban quản lý KCN và chế xuất Hà Nội cho biết.
Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu việt nam 2024” tổ chức ngày 26/3 tại Hà Nội
Thứ ba, tham mưu thực hiện chính sách ưu đãi đầu tư. Với lợi thế là Thủ đô của cả nước, Hà Nội có lợi thế cạnh tranh về kinh tế - xã hội phát triển bền vững, nguồn nhân lực dồi dào, chất lượng cao, thị trường tiềm năng, dịch vụ đa dạng. Bên cạnh đó, các dự án đầu tư khi đầu tư vào các KCN Hà Nội còn được hưởng các chính sách ưu đãi đặc thù của Thủ đô. Doanh nghiệp, tổ chức khoa học công nghệ được hỗ trợ một phần kinh phí từ ngân sách Thành phố để hình thành các trung tâm nghiên cứu và phát triển, phòng thí nghiệm thuộc các lĩnh vực trọng điểm của Thủ đô.
Thứ tư, công tác cải cách hành chính, trọng tâm là cải cách thủ tục hành chính và nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức được đẩy mạnh: Thực hiện theo nhiệm vụ cải cách thủ tục hành chính của Thành phố Hà Nội, Ban Quản lý đã thực hiện cắt giảm thời gian giải đối với hầu hết các thủ tục hành chính; hướng dẫn, khuyến khích các nhà đầu tư có thực hiện dịch vụ công cấp độ 3, cấp độ 4 khi làm thủ tục hành chính tại Ban Quản lý; tạo điều kiện thuận lợi tối đa cho các nhà đầu tư trong quá trình làm thủ tục hành chính,… trong đó có một số dự án đã được Ban Quản lý tích cực hỗ trợ, hướng dẫn và thẩm định, cấp Giấy CNĐKĐT trong vòng 24 giờ.
Bên cạnh đó, HIZA thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước sau cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư đối với các dự án, nhằm tháo gỡ khó khăn cho các doanh nghiệp trong KCN. Đồng thời, đào tạo, nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực hiện tốt các thủ tục hành chính theo thẩm quyền. Xây dựng đội ngũ cán bộ công chức viên chức chuyên nghiệp, bản lĩnh đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ phát triển các KCN, nâng cao hiệu quả, hiệu lực công tác quản lý nhà nước, đồng hành hỗ trợ doanh nghiệp trong các KCN
Thứ năm, luôn đồng hành cùng các nhà đầu tư để nắm bắt thông tin và chủ động hướng dẫn, hỗ trợ hoặc tư vấn cho các doanh nghiệp trong quá trình thực hiện dự án; thường xuyên nắm bắt thông tin để tháo gỡ khó khăn, vướng mắc của các doanh nghiệp trong quá trình hoạt động như: vướng mắc trong công tác PCCC, bảo vệ môi trường, phòng chống dịch bệnh, vệ sinh an toàn thực phẩm, , v.v…. Chủ động nắm bắt tình hình, có giải pháp để giải quyết hiệu quả các tranh chấp giữa doanh nghiệp và người lao động nhằm ngăn chặn không để xảy ra đình công, bãi công giúp các doanh nghiệp ổn định sản xuất, bảo vệ quyền lợi chính đáng của người lao động.
Tạo những điều kiện thuận lợi về môi trường đầu tư, kinh doanh, cải cách thủ tục hành chính để cho các doanh nghiệp yên tâm mở rộng phát triển sản xuất, thay đổi công nghệ tiên tiến, tăng giá trị sản xuất công nghiệp, giá trị xuất khẩu nhằm đẩy mạnh tái cơ cấu vốn đầu tư của doanh nghiệp nâng cao sức cạnh tranh trên thị trường quốc tế.
Thứ sáu, thực hiện tốt và có hiệu quả công tác quản lý nhà nước tại các KCN: Ban Quản lý thường xuyên tổ chức tập huấn phổ biến, tuyên truyền pháp luật về đầu tư, giám sát đầu tư, pháp luật về an toàn lao động, PCCC, bảo vệ môi trường,… cho các doanh nghiệp tại các KCN. Đồng thời tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đầu tư đối với các dự án. Hoạt động giám sát đầu tư đã góp phần tăng cường vai trò đầu mối của Ban Quản lý đối với hoạt động quản lý nhà nước tại các KCN và nâng cao ý thức tuân thủ, chấp hành pháp luật của các doanh nghiệp.
Đến nay, bên cạnh KCNC Hòa Lạc, Hà Nội có 10 KCN đã hoạt động ổn định với tổng diện tích 1.341,55ha, tỷ lệ lấp đầy đạt gần 100%, trong đó, hệ thống hạ tầng tại các KCN đã cơ bản hoàn thiện. Ngành nghề thu hút đầu tư vào các KCN chủ yếu tập trung vào các ngành nghề: Điện - điện tử chiếm 44%, công nghiệp cơ khí chế tạo 24%, các ngành công nghiệp khác 32%. Các KCN có nhà máy xử lý nước thải tập trung đi vào hoạt động.
Để tiếp tục tạo quỹ đất sạch thu hút các dự án đầu tư trong và ngoài nước đầu tư vào các Dự án công nghệ cao, công nghiệp điện tử bán dẫn, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường với các sản phẩm có giá trị thương mại mang tính cạnh tranh cao; Thành phố Hà Nội xác định mục tiêu trong giai đoạn đến năm 2025 có 02-05 KCN mới được thành lập, tạo mặt bằng sạch để thu hút các dự án đầu tư, trong đó sẽ ưu tiên thu hút đầu tư có chọn lọc, trong đó ưu tiên tiếp nhận các dự án ứng dụng công nghệ cao, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường với các sản phẩm có giá trị thương mại mang tính cạnh tranh cao nhằm tham gia vào chuỗi giá trị, chuỗi cung ứng toàn cầu.
Tố Uyên

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 6
  • 2
  • 0
  • 5
  • 6