Thứ bảy, 27/04/2024 | 06:48 - GMT+7

Mô hình đánh giá mức độ sẵn sàng với CMCN 4.0 trong lĩnh vực công nghiệp

Mục tiêu của Công nghiệp 4.0 (I4.0) là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, cũng như mức độ tự động hóa. Để triển khai mô hình được đề xuất, bài nghiên cứu sử dụng một cấu trúc tương tự như cấu trúc đã được Hiệp hội Kỹ sư ô tô (SAE) J4000 sử dụng để đo lường việc thực hiện sản xuất tinh gọn trong một tổ chức. Tuy nhiên, cấu trúc trong bài nghiên cứu này đã được sửa đổi hợp lý và bao gồm các nguyên tắc và khái niệm về I4.0 .

24/05/2020 - 10:42
Mục tiêu của Công nghiệp 4.0 (I4.0) là nâng cao hiệu quả và năng suất lao động, cũng như mức độ tự động hóa. Một mặt, cuộc CMCN 4.0 là cơ hội cho nhiều doanh nghiệp triển khai máy móc thông minh, từ đó tăng năng suất lao động, nhưng mặt khác, CMCN 4.0 buộc nhiều ngành công nghiệp phải đặt câu hỏi về việc triển khai các công nghệ mới trong kinh doanh như thế nào. Trong hầu hết các trường hợp, rất khó để đánh giá tác động của các công nghệ I4.0 đến khả năng cạnh tranh của các ngành công nghiệp, cũng như rất khó có thể xác định chiến lược nào là tốt nhất để từng doanh nghiệp triển khai các công nghệ I4.0. Do đó, với tầm quan trọng của các công nghệ mới này và sự khó dự đoán về tác động của chúng đối với một công ty, bài nghiên cứu  đề xuất một mô hình đo lường mức độ sẵn sàng của các ngành công nghiệp với việc thực hiện các công nghệ I4.0. Để triển khai mô hình được đề xuất, bài nghiên cứu sử dụng một cấu trúc tương tự như cấu trúc đã được Hiệp hội Kỹ sư ô tô (SAE) J4000 sử dụng để đo lường việc thực hiện sản xuất tinh gọn trong một tổ chức. Tuy nhiên, cấu trúc trong bài nghiên cứu này đã được sửa đổi một cách hợp lý và bao gồm các nguyên tắc và khái niệm về I4.0. Kết quả cho thấy mô hình hỗ trợ hiệu quả các nhà quản lý trong việc xác định các hành động chiến lược cần triển khai để cải thiện mức độ sẵn sàng của công ty nhằm đạt được lợi ích tối đa từ việc áp dụng các công nghệ I4.0.

Tag:

Cùng chuyên mục

Vai trò của chuyển đổi số gắn với quản trị tri thức trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn

27/09/2021 - 08:46

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình khép kín, các chất thải được tái sử dụng, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 9
  • 5
  • 7
  • 9