Thứ sáu, 19/04/2024 | 14:34 - GMT+7

Xây dựng mô hình đánh giá cho I 4.0: I4.0-MM

Việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất đang mở ra một kỷ nguyên mới, có tên gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuyển đổi số, với những lợi thế cạnh tranh khác nhau mà nó mang lại, đặc biệt hấp dẫn các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi sang các công nghệ công nghiệp 4.0 và được hướng dẫn để tăng khả năng của họ một cách tiêu chuẩn, khách quan và hiệu quả.

11/05/2020 - 07:46
Việc áp dụng các công nghệ mới vào sản xuất đang mở ra một kỷ nguyên mới, có tên gọi là cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ 4 và sự chuyển đổi số, với những lợi thế cạnh tranh khác nhau mà nó mang lại, đặc biệt hấp dẫn các doanh nghiệp. Do đó, các doanh nghiệp có nhu cầu được hỗ trợ trong quá trình chuyển đổi sang các công nghệ công nghiệp 4.0 và được hướng dẫn để tăng khả năng của họ một cách tiêu chuẩn, khách quan và hiệu quả. Mô hình trưởng thành (maturity model) sẽ hướng dẫn các doanh nghiệp một cách toàn diện. Bài viết đã nghiên cứu một cách có hệ thống những mô hình trưởng thành được đề xuất trong Công nghiệp 4.0. Cụ thể, 7 mô hình trưởng thành được đề xuất đã được phân tích, bằng cách so sánh phạm vi, mục đích, tính đầy đủ, tính rõ ràng và tính khách quan của chúng. Từ đó, bài viết rút ra kết luận rằng không mô hình trưởng thành nào trong số 7 mô hình này đáp ứng được tất cả các tiêu chí mong đợi. Cuối cùng, bài viết đề xuất mô hình trưởng thành Công nghiệp 4.0 dựa trên việc cải tiến quy trình phần mềm và xác định khả năng (SPICE-based Industry 4.0-MM). Cách tiếp cận của mô hình trưởng thành Công nghiệp 4.0 rất toàn diện, bao gồm đánh giá quá trình chuyển đổi quy trình, quản lý các ứng dụng, quản trị dữ liệu, quản lý tài sản và sắp xếp tổ chức doanh nghiệp, nhằm mục đích đánh giá việc áp dụng các công nghệ Công nghiệp 4.0 của doanh nghiệp và hướng dẫn doanh nghiệp đạt tới giai đoạn cao hơn để tối đa hóa lợi ích kinh tế của Công nghiệp 4.0. Như vậy, mô hình trưởng thành Công nghiệp 4.0 không ngừng tiêu chuẩn hóa và thúc đẩy các doanh nghiệp trong ngành sản xuất. 

Cùng chuyên mục

Vai trò của chuyển đổi số gắn với quản trị tri thức trong phát triển mô hình kinh tế tuần hoàn

27/09/2021 - 08:46

Theo Tổ chức Phát triển Công nghiệp Liên Hợp quốc (UNIDO), nền kinh tế tuần hoàn là một chu trình khép kín, các chất thải được tái sử dụng, trở thành nguyên liệu cho sản xuất, từ đó giảm mọi tác động tiêu cực đến môi trường, hệ sinh thái và sức khỏe con người.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 8
  • 4
  • 1
  • 9
  • 5