Thứ bảy, 27/04/2024 | 13:11 - GMT+7

Nghiên cứu đề xuất lộ trình và chính sách triển khai 5G tại Việt Nam

​Công nghệ 5G mang lại cải tiến vượt bậc về tốc độ kết nối di động băng thông rộng và là hạ tầng tiềm năng cho các kết nối với độ trễ siêu thấp, hỗ trợ kết nối giữa người-người, người-máy và máy-máy với số lượng lớn. Trước xu thế phát triển của 5G, nhóm nghiên cứu thuộc Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đã thực hiện đề tài “Nghiên cứu đề xuất lộ trình và chính sách triển khai 5G tại Việt Nam”.

28/02/2024 - 08:32
Trong hơn 30 năm qua thế giới đã chứng kiến sự thay đổi nhanh chóng của các thế hệ thông tin di động, khởi nguồn từ các mạng di động mặt đất đầu tiên (1G) sử dụng công nghệ tương tự, trải qua thế hệ GSM (2G) bắt đầu sử dụng công nghệ số, công nghệ 3G với phiên bản IMT-2000, đến nay là sự phổ biến của công nghệ 4G với IMT-Advanced. Hiện nay, công nghệ thông tin di động thế hệ thứ 5 (IMT-2020) đã được hiện thực hóa, mang lại cải tiến vượt bậc về tốc độ kết nối di động băng thông rộng và là hạ tầng tiềm năng cho các kết nối với độ trễ siêu thấp, hỗ trợ kết nối giữa người-người, người-máy và máy-máy với số lượng lớn.
Không nằm ngoài xu thế chung, Việt Nam đang đứng trước những điều kiện thuận lợi nhất định để chuyển đổi theo công nghệ mới này và nhận được những tác động tích cực của nó đến sự phát triển kinh tế - xã hội quốc gia.
Điều kiện thuận lợi đầu tiên là thị trường viễn thông Việt Nam đã phát triển tốt, có tính cạnh tranh cao và luôn cập nhật về công nghệ. Ba doanh nghiệp lớn chiếm tới 95% thị phần dịch vụ viễn thông di động là Viettel, Vinaphone và Mobifone đều đã có những quyết tâm và hành động quyết liệt, triển khai mạnh mẽ mạng viễn thông di động theo công nghệ 4G. Đồng thời, các doanh nghiệp cũng đã thể hiện quyết tâm cùng với Chính phủ để nhanh chóng nắm bắt, làm chủ công nghệ 5G thông qua các hành động cụ thể. 
Trong bối cảnh như vậy, ThS. Đặng Thị Hoa cùng nhóm nghiên cứu tại Viện Chiến lược Thông tin và Truyền thông đã thực hiện đề tài NCKH cấp Quốc gia: "Nghiên cứu đề xuất lộ trình và chính sách triển khai 5G tại Việt Nam” nhằm mục tiêu đánh giá sự cần thiết, khả năng và tính sẵn sàng của việc triển khai công nghệ 5G tại Việt Nam. Bên cạnh đó, đánh giá tác động của công nghệ 5G đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực; công tác quản lý nhà nước và thực hiện mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội, đồng thời đề xuất lộ trình và chính sách triển khai, thúc đẩy sự phát triển 5G tại Việt Nam.
Sau 12 tháng thực hiện, đề tài đã hoàn thành việc nghiên cứu, phân tích tình hình ứng dụng và triển khai công nghệ 5G trên thế giới, trong đó đã bao gồm một số nội dung như: Nghiên cứu nhận diện khái niệm, các đặc trưng, các nền tảng công nghệ của công nghệ 5G; Nghiên cứu các đặc trưng, ưu, nhược điểm công nghệ 5G so với các thế hệ công nghệ trước đây và các điều kiện cần thiết để phát triển và triển khai công nghệ 5G; Phân tích và đánh giá hệ sinh thái và chuỗi giá trị của công nghệ 5G trong cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư Nghiên cứu và dự báo các tác động của công nghệ 5G đến các ngành, lĩnh vực, các quốc gia trên thế giới...
Bên cạnh đó, đề tài đã tiến hành nghiên cứu ứng dụng tiềm năng của 5G đã được thử nghiệm và triển khai tại các quốc gia trên thế giới; Lộ trình sản xuất thiết bị 5G của các nhà sản xuất... nhằm mục tiêu đánh giá những ứng dụng quan trọng của 5G bao gồm: Băng thông rộng di động nâng cao (eMBB), Truyền thông máy số lượng lớn (mMTC) và Truyền thông độ trễ thấp với độ tin cậy siêu cao (URLLC). 
So với những thế hệ trước, 5G mang lại cải tiến vượt bậc về tốc độ kết nối di động (Ảnh minh họa: www.vista.gov.vn/)
Ngoài ra, trên cơ sở các ứng dụng tiềm năng của 5G, những nghiên cứu về hệ sinh thái và chuỗi giá trị của công nghệ 5G trong cuộc CMCN 4.0 cũng được chỉ ra, thông qua đó thấy được tiềm năng và vai trò to lớn của 5G. Đây chính là những yếu tố đầu vào cần thiết để đánh giá sự cần thiết phải triển khai 5G tại Việt Nam. Vì vậy, kết quả nghiên cứu sẽ cung cấp cho các bên liên quan cái nhìn về việc tiếp cận các ứng dụng 5G tiềm năng và do đó sẽ hỗ trợ cho việc xây dựng chiến lược, kế hoạch và đầu tư cho mạng 5G trong tương lai với những ứng dụng phù hợp với nhu cầu và sự phát triển của Việt Nam.
Chia sẻ thêm về kết quả đạt được, ThS. Đặng Thị Hoa - chủ nhiệm đề tài cho biết, nhóm nghiên cứu đã đánh giá tính sẵn sàng về năng lực công nghệ, thị trường, doanh nghiệp và nhu cầu đối với các dịch vụ 5G tại Việt Nam, trong đó đã tạp trung phân tích, đánh giá sự sẵn sàng về hạ tầng của các doanh nghiệp viễn thông Việt Nam; Phân tích, đánh giá tính sẵn sàng về chính sách và pháp luật đối với các dịch vụ và ứng dụng 5G tại Việt Nam; Đánh giá hiện trạng các băng tần dự kiến sử dụng cho công nghệ 5G tại Việt Nam; Hiện trạng sử dụng tần số ở Việt Nam; Phân tích các phương án tần số sử dụng cho 5G ở Việt Nam… để làm nền tảng tham chiếu cho những đề xuất về lộ trình triển khai hạ tầng công nghệ, dịch vụ, cấp phép băng tần và những chính sách quản lý nhà nước về 5G.
Song song với đó, đề tài cũng đưa ra dự báo tác động của công nghệ 5G đối với sự phát triển của các ngành, lĩnh vực, công tác quản lý nhà nước và thực hiện các mục tiêu phát triển kinh tế, xã hội. Từ đó, đánh giá dự báo tác động của công nghệ 5G đến sự phát triển của các ngành, lĩnh vực trong nền kinh tế, hoạt động sản xuất của doanh nghiệp, đời 34 sống của người dân và trong lĩnh vực an ninh, quốc phòng của Việt Nam...
An Nhiên

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 6
  • 1
  • 6
  • 4
  • 5