Thứ bảy, 07/09/2024 | 23:41 - GMT+7

Giải pháp cốt lõi phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá

Tỉnh Thanh Hóa đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% dịch vụ Trung tâm dữ liệu (thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ, thuê lưu trữ) được chuyển sang dịch vụ điện toán đám mây.

02/10/2023 - 08:22
Nhằm phát triển hạ tầng số (bao gồm hạ tầng viễn thông băng rộng, hạ tầng trung tâm dữ liệu và điện toán đám mây, hạ tầng công nghệ số, nền tảng số có tính chất hạ tầng) băng rộng, siêu rộng, phổ cập, an toàn, bền vững, mở, đáp ứng yêu cầu thông tin liên lạc phục vụ công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của các cấp ủy Đảng, chính quyền; đáp ứng nhu cầu thông tin liên lạc, giải trí của Nhân dân; sẵn sàng đáp ứng nhu cầu kết nối, xử lý dữ liệu và đảm bảo an toàn thông tin mạng.
Đồng thời, nâng cao chất lượng mạng 4G, từng bước triển khai mạng 5G. Phổ cập Internet băng rộng, đặc biệt là khu vực miền núi, vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội khó khăn. Thúc đẩy chuyển dịch từ dịch vụ viễn thông cơ bản sang dịch vụ công nghệ thông tin và truyền thông.
Cũng như góp phần hoàn thành các mục tiêu Nghị quyết số 06-NQ/TU ngày 10 tháng 11 năm 2021 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về chuyển đổi số tỉnh Thanh Hóa đến năm 2025, định hướng đến năm 2030. Và tăng cường công tác quản lý nhà nước; tăng cường chia sẻ, sử dụng chung hạ tầng viễn thông trên địa bàn tỉnh. Đảm bảo an toàn mạng lưới, giảm thiểu các sự cố mất thông tin liên lạc, đảm bảo môi trường, cảnh quan đô thị.
Trung tâm giám sát, điều hành thông minh IOC tỉnh Thanh Hóa. (Ảnh: Báo Thanh Hoá)
Tỉnh Thanh Hóa đã xây dựng dựng những giải pháp cụ thể để phát triển hạ tầng số trên địa bàn giai đoạn đến năm 2025. Trong đó, giải pháp trọng tâm là tuyên truyền, nâng cao năng lực khai thác hạ tầng số thông qua việc tổ chức các Hội thảo hội nghị về hạ tầng số, kết hợp với cơ quan báo chí tuyên truyền, vận động các doanh nghiệp tập trung đầu tư phát triển hạ tầng số đáp ứng yêu cầu phát triển Chính quyền số, kinh tế số, xã hội số của tỉnh.
Bên cạnh đó, tuyên truyền, phổ biến những đặc tính, khả năng đáp ứng, cung cấp dịch vụ của hạ tầng băng rộng cố định, băng rộng di động chất lượng cao để các tổ chức, cá nhân, nắm bắt, xác định nhu cầu (về tốc độ, độ trễ…) theo từng mục đích sử dụng (y tế, giáo dục, thương mại điện tử…) từ đó đặt hàng các doanh nghiệp hạ tầng số thiết lập cung cấp; Truyền thông, phổ biến các kỹ năng số cơ bản cho người dân, bao gồm các kỹ năng cơ bản như truy cập và sử dụng Internet, thư điện tử, mua bán trực tuyến, thanh toán điện tử, dịch vụ công trực tuyến và bảo đảm an toàn thông tin cá nhân.
Mặt khác, ưu tiên phát triển hạ tầng kỹ thuật giao thông, năng lượng (ưu tiên không gian, vị trí, tạo điều kiện để phát triển hạ tầng băng rộng, xây dựng các trung tâm lưu trữ dữ liệu, trạm chuyển mạch)…Khuyến khích doanh nghiệp tư nhân và mọi thành phần kinh tế tham gia xây dựng hạ tầng viễn thông cho chuyển đổi số. Cùng với đó, đảm bảo nguồn nhân lực chất lượng cao về công nghệ số, đáp ứng yêu cầu phát triển hạ tầng số; Tạo mối liên kết về nhân lực giữa cơ sở đào tạo, nghiên cứu với các doanh nghiệp viễn thông, doanh nghiệp công nghệ số. 
Ngoài ra, bảo đảm an toàn hạ tầng số, an toàn, an ninh mạng, quyền lợi người dùng bằng việc triển khai hiệu quả các chính sách, quy trình, tiêu chuẩn, quy chuẩn về bảo đảm an toàn đối với hạ tầng số, an toàn thông tin mạng, an ninh mạng, bảo vệ dữ liệu số, bảo vệ thông tin cá nhân trên mạng. Đồng thời, xử lý các nguồn phát tán thông tin vi phạm pháp luật theo yêu cầu của cơ quan nhà nước có thẩm quyền; Bảo đảm an toàn, an ninh thông tin khi cung cấp các dịch vụ trên nền tảng số cho tổ chức, cá nhân; có phương án, hệ thống dự phòng bảo đảm an toàn, an ninh.
Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025 để phát triển hạ tầng số trên địa bàn tỉnh Thanh Hoá:
- Tỷ lệ phần trăm hộ gia đình có truy nhập Internet băng rộng cáp quang đạt 75%.
- Tỷ lệ thôn, bản được phủ băng rộng cố định (cáp quang FTTH) đạt 100%.
- Tỷ lệ hệ thống thông tin dùng chung cấp tỉnh có sử dụng dịch vụ điện toán đám mây đạt 100%. 
- Công nghệ trí tuệ nhân tạo (công nghệ AI), công nghệ chuỗi khối (công nghệ blockchain), công nghệ Internet vạn vật (công nghệ IoT) hỗ trợ hiệu quả cho chương trình chuyển đổi số tỉnh, phát triển kinh tế số, đóng vai trò quan trọng trong việc thúc đẩy hệ thống quản trị số địa phương và năng lực quản trị.
- 100% dịch vụ Trung tâm dữ liệu (thuê chỗ đặt máy chủ, thuê máy chủ, thuê lưu trữ) được chuyển sang dịch vụ điện toán đám mây. 
- Hạ tầng điện toán đám mây, hạ tầng IoT được tích hợp, ứng dụng rộng khắp trong các lĩnh vực của nền kinh tế số, xã hội số (công nghiệp, nông nghiệp, giao thông, xây dựng, tài nguyên, môi trường, ...)
- Tỷ lệ cơ quan, tổ chức nhà nước sử dụng nền tảng số đạt 100%. 
- Tỷ lệ doanh nghiệp sử dụng nền tảng số đạt 50%. 
Minh Khuê

Cùng chuyên mục

Đà Nẵng: Triển khai các nhiệm vụ chuyển đổi số 2024

20/08/2024 - 10:23

Thực hiện đúng theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, thành phố Đà Nẵng, xác lập (mục tiêu hành động) với 47 chỉ tiêu được chương trình hành động cụ thể với 62 nhiệm vụ, giải pháp trọng tâm về chuyển đổi số.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 5
  • 5
  • 7
  • 0
  • 7
  • 6
  • 3