Thứ sáu, 26/04/2024 | 17:34 - GMT+7

Vĩnh Long nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số

Mới đây, UBND tỉnh Vĩnh Long đã ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Nâng cao nhận thức, phổ cập kỹ năng và phát triển nguồn nhân lực Chuyển đổi số quốc gia trên địa bàn tỉnh đến năm 2025, định hướng đến năm 2030” (Đề án).

18/04/2022 - 08:37
Bên cạnh mục tiêu triển khai, cụ thể hóa các mục tiêu, nội dung của Đề án, kế hoạch còn hướng tới mục tiêu chung là tạo sự chuyển biến mạnh mẽ trong nhận thức và hành động của lãnh đạo, cán bộ của các cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp để thúc đẩy thực hiện chuyển đổi số. Đồng thời, phổ cập kỹ năng số cho các đối tượng tham gia vào quá trình chuyển đổi số của tỉnh. Cùng với đó, nâng cao chất lượng, hiệu quả đào tạo và phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số trong từng ngành, từng lĩnh vực, từng địa phương.
Vĩnh Long phấn đấu đến năm 2025 xây dựng được mạng lưới Chuyển đổi số đến cấp xã cho ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn. (Ảnh: https://baoangiang.com.vn/)
Kế hoạch cũng đặt ra các mục tiêu cụ thể thực hiện đến năm 2025 và định hướng đến năm 2030. Theo đó, đến năm 2025, 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước và 100% lãnh đạo doanh nghiệp nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.
70% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản nắm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
Xây dựng được mạng lưới Chuyển đổi số đến cấp xã cho ít nhất 80% số xã, phường, thị trấn trên địa bàn với đội ngũ thành viên được thường xuyên đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình Chuyển đổi số trong các ngành, các cấp.
100% cán bộ chuyên trách Chuyển đổi số, công nghệ thông tin trong cơ quan nhà nước hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá kết quả đào tạo.
Đào tạo được tối thiểu 02 chuyên gia chuyển đổi số của tỉnh để trở thành lực lượng nòng cốt dẫn dắt, tổ chức và lan tỏa tiến trình chuyển đổi số của tỉnh.
50% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Đến năm 2030, 100% cán bộ lãnh đạo, công chức, viên chức và người lao động trong cơ quan Nhà nước và 100% lãnh đạo Doanh nghiệp nhà nước hàng năm được tham gia đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn, cập nhật kiến thức về chuyển đổi số, kỹ năng số, công nghệ số.
90% số người dân trong độ tuổi lao động biết đến và có kỹ năng sử dụng các loại hình dịch vụ công trực tuyến và các dịch vụ số thiết yếu khác trong các lĩnh vực y tế, giáo dục, giao thông, du lịch, ngân hàng; cơ bản năm được cách thức sử dụng dịch vụ khi có nhu cầu.
Xây dựng được mạng lưới Chuyển đổi số đến 100% xã, phường, thị trấn trên địa bàn với đội ngũ thành viên thường xuyên được đào tạo, cập nhật kiến thức, kỹ năng làm nòng cốt cho tiến trình Chuyển đổi số trong các ngành, các cấp.
100% cán bộ chuyên trách Chuyển đổi số, công nghệ thông tin hàng năm được đào tạo, bồi dưỡng, tập huấn về công nghệ số và được đánh giá kết quả đào tạo.
80% cơ sở giáo dục các cấp từ tiểu học đến trung học phổ thông có tổ chức các hoạt động giáo dục STEM/STEAM và kỹ năng số.
Để đạt được các mục tiêu kể trên, kế hoạch đề ra ba nhóm nhiệm vụ thực hiện, bao gồm nhóm các nhiệm vụ nâng cao nhận thức về chuyển đổi số, nhóm các nhiệm vụ về phổ cập kỹ năng chuyển đổi số và nhóm các nhiệm vụ về phát triển nguồn nhân lực chuyển đổi số. 
Cùng với ba nhóm nhiệm vụ này, kế hoạch cũng nêu ra ba nhóm giải pháp thực hiện gồm: nhóm các giải pháp về cơ chế, chính sách, nhóm các giải pháp hỗ trợ triển khai, nhóm các giải pháp về cơ chế tài chính.
Xem chi tiết Kế hoạch TẠI ĐÂY.
Bích Phương

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 4
  • 8
  • 7
  • 9