Trong ba khóa đào tạo (bao gồm hai phiên giảng và một hội thảo chuyển giao kéo dài nửa ngày) các đại biểu từ các bên gồm Bộ Công Thương (MOIT), Viện Năng lượng (IE), và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN đã thảo luận về tiềm năng của Việt Nam đối với PtX.
Hydro xanh là một chủ đề tương đối mới ở Việt Nam, nhưng được kỳ vọng sẽ đóng một vai trò quan trọng trong sự phát triển của ngành năng lượng xanh. Đây là mục tiêu rõ ràng của Nghị quyết 55 của Bộ Chính trị ban hành vào tháng 2 năm 2020, trong đó vạch ra sự cần thiết phải có một chiến lược dài hạn rõ ràng, bao gồm các mục tiêu và chính sách được xác định để hỗ trợ việc thực hiện này. Cho đến nay, chỉ có hydro xám mới được sản xuất ở Việt Nam, và được sử dụng phần lớn trong các ngành công nghiệp sản xuất dầu, khí đốt và phân bón. Công suất sản xuất hydro xám hàng năm trên toàn quốc là 500.000 tấn. Nhà sản xuất chính tại Việt Nam là Petrovietnam (PVN), với tổng số 4 nhà máy.
Tiềm năng to lớn của Việt Nam về năng lượng gió ngoài khơi mang lại cơ hội lớn cho việc sản xuất hydro xanh tại địa phương. Điện phân là bước đầu tiên trong quá trình sản xuất hydro xanh, cần được cung cấp năng lượng tái tạo để bền vững. Đường bờ biển dài của Việt Nam cho phép sản xuất PtX (Power to X - quá trình chuyển đổi sử dụng năng lượng điện sang sử dụng năng lượng các sản phẩm từ H2) quy mô lớn và bền vững bằng cách sử dụng năng lượng gió. Sự quan tâm ngày càng tăng đối với hydro xanh ở Tây Âu và khu vực Châu Á - Thái Bình Dương mang đến những cơ hội đầy hứa hẹn cho Việt Nam để trở thành nước xuất khẩu hydro xanh ra thị trường quốc tế.
Những tiềm năng đầy hứa hẹn này đã được thảo luận trong Khóa đào tạo về Hydrogen và PtX Xanh đầu tiên của Trung tâm Power-to-X tại Châu Á diễn ra tại Việt Nam từ ngày 6 đến ngày 8 tháng 7 năm 2021. Trong ba khóa đào tạo (bao gồm hai phiên giảng và một hội thảo chuyển giao) các đại biểu từ các bên như Bộ Công Thương (MOIT), Viện Năng lượng (IE), và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam PVN đã thảo luận về tiềm năng của Việt Nam đối với PtX.
Ảnh: Văn phòng GIZ tại Hà Nội Trong hai ngày đầu tiên, các bên tham gia đã tìm hiểu về các công nghệ, quy định và cơ hội thị trường của hydro xanh và PtX, cũng như các khía cạnh bền vững quan trọng. Vào ngày thứ ba, các bên áp dụng kiến thức của mình trong một hội thảo dành riêng cho từng quốc gia, trong đó đại diện Bộ Công Thương, Viện Năng lượng và Petrovietnam đã trình bày về các vấn đề như “Phát triển Hydrogen Xanh ở Việt Nam - Tại sao và Làm thế nào?” và “Hiện trạng sản xuất và sử dụng hydro của PVN”. Các bài diễn thuyết này được xem như là phần bổ sung và phù hợp với đầu vào của Việt Nam cho các hoạt động và thảo luận của nhóm sắp tới.
Các nhóm đã phân tích các ứng dụng tiềm năng của hydro xanh và PtX ở Việt Nam bằng phân tích SWOT (điểm mạnh - điểm yếu - cơ hội - mối đe dọa). Tất cả đều công nhận nhu cầu cấp thiết phải bắt đầu xây dựng kiến thức và sự đồng nhận giữa những người ra quyết định và các bên liên quan trước khi xây dựng khung chính sách về tài chính, phát triển cơ sở hạ tầng và định giá carbon. Trong tương lai gần, Việt Nam cần xây dựng lộ trình, xác định mục tiêu và phân công trách nhiệm rõ ràng trong việc triển khai PtX. Hơn nữa, đào tạo và học hỏi từ các dự án khác trên thế giới là vô cùng quan trọng trong giai đoạn phát triển đầu tiên.
Ảnh: Thomas Elmar Schuppe / GIZ Nhìn chung, các bên tham gia đã đưa ra nhiều ý kiến hướng tới sự phát triển, giải quyết các trở ngại và phân tích tiềm năng của Việt Nam đối với nền kinh tế hydro xanh. Văn phòng GIZ tại Hà Nội đã hỗ trợ tích cực hội thảo trong chiến lược về hydro xanh và PtX.
Link gốc: https://ptx-hub.org/first-training-in-asia-in-hanoi/
Hà Trần