Mật mã, nền tảng chia sẻ dữ liệu, điện toán đám mây và an toàn, an ninh mạng là 4 công nghệ nền tảng, chủ chốt trong xây dựng, phát triển Chính phủ điện tử.
So với các ngành khác, ngành Công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra yêu cầu về những giải pháp mạnh mẽ cũng như sự chuẩn bị về năng lực cạnh tranh và công nghệ để ngành Công nghiệp điện tử của nước ta có thể tham gia vào sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu…
Trong nền kinh tế số, mô hình doanh nghiệp điện tử (e-enterprise) tuy còn mới mẻ nhưng đang không ngừng phát triển. Từ đó đặt ra hàng loạt thách thức trong việc xây dựng các hành lang pháp lý điều chỉnh mô hình doanh nghiệp này. Bài viết phân tích thực trạng của doanh nghiệp điện tử cũng như pháp luật thực định, từ đó chỉ ra những rủi ro pháp lý có thể phát sinh từ e-enterprise, qua đó đề xuất về mặt pháp luật nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho mô hình mới mẻ này phát triển tốt hơn và an toàn hơn.
Big-Data hiện tại là chìa khóa của thành công đối với doanh nghiệp nói chung và doanh nghiệp thương mại điện tử nói riêng. Chính vì vậy trong bài viết này chúng tôi muốn đi sâu và nghiên cứu những lợi ích của Big- Data đem lại với doanh nghiệp thương mại điện tử, những công ty thương mại lớn trên thế giới và trong nước đã sử dụng Big-Data nhưng thế nào, cũng như những đòi hỏi cơ sở hạng tầng để ứng dụng công nghiệp này vào hoạt động thương mại điện tử trong nước.
Thương mại điện tử sẽ ngày càng chiếm lĩnh những vị thế quan trọng hơn đối với các doanh nghiệp. Bài viết khái quát những lợi ích của doanh nghiệp khi tham gia thị trường thương mại điện tử và những xu hướng nổi bật của các doanh nghiệp khi phát triển mô hình thương mại điện tử hiện nay.
Thương mại điện tử đang nổi lên là một lĩnh vực khá sôi động trong sự phát triển kinh tế Việt Nam. Sự phát triển này kéo theo nhiều vấn đề liên quan trong hoạt động giao nhận hàng hóa từ người bán đến người mua. Hiệu quả của việc giao nhận vận chuyển quyết định khá nhiều tới việc người tiêu dùng có ra quyết định mua hàng hay không.
Thương mại điện tử đang là miền đất hứa của các doanh nghiệp, song trước sự phát triển nhanh như vũ bão thì các quy định về quản lý vẫn còn nhiều kẽ hở, chưa phù hợp với thực tế phát triển.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ,
Hiện 90% các dự án trong Đề án xây dựng chính quyền điện tử (CQĐT) và phát triển một số dịch vụ thành phố thông minh của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2017-2020 đã được phê duyệt và đang triển khai.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin ở cấp độ cao đang mở ra cơ hội thay đổi căn bản cách thức, quy mô của dịch vụ trung gian TMĐT (mua hộ) hàng hóa từ Mỹ và các nước về Việt Nam.
Tối 8-11 tại Nhật Bản, Tổ chức Công nghiệp Điện toán Châu Á - Châu Đại Dương đã vinh danh các cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp xuất sắc tại 24 nền kinh tế thành viên ASOCIO.
Thời gian qua, đã xuất hiện xu hướng số hóa ở nhiều lĩnh vực, ngành kinh tế, từ thương mại, thanh toán cho đến giao thông, giáo dục, y tế… Thêm nữa, thị trường thương mại điện tử cũng đang phát triển nhanh và quy mô thị trường quảng cáo trực tuyến của Việt Nam cũng đang có xu hướng tăng nhanh.
Thời gian gần đây, Hà Nội có những thay đổi đáng ghi nhận trong việc ứng dụng thương mại điện tử (TMĐT), đặc biệt hệ thống máy bán hàng tự động mới triển khai đã tạo được sự thuận tiện cho người dân khi sử dụng, hạn chế được tình trạng biến nơi công cộng thành khu vực bán hàng rong…
Ngày 12/10/2018, tại Trung tâm hội nghị thành phố Hải Phòng đã diễn ra hội thảo “Thương mại điện tử trong cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 với các doanh nghiệp vùng duyên hải Bắc bộ”.
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phải nhập đến 77% linh kiện, trong đó nhập khẩu linh kiện điện, điện tử cơ bản lên đến hơn 98%; nhập linh kiện điện, điện tử chuyên dụng hơn 84%.