Chủ nhật, 15/09/2024 | 13:24 - GMT+7
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ,
14/05/2019 - 13:56Bộ Công Thương đã vươn lên vị trí thứ 2 về chỉ số tổng thể mức độ ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) của các bộ, đây được coi là tiến bộ vượt bậc khi năm 2017 chỉ đứng ở vị trí 17. Hiện, Bộ Công Thương đang chủ động triển khai các giải pháp nhằm đẩy mạnh Chính phủ điện tử, quyết tâm trở thành Bộ Công Thương điện tử trong thời gian tới.
Theo báo cáo của Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số (Bộ Công Thương), đến thời điểm này, tất cả 292 thủ tục hành chính (TTHC) cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến (DVCTT) mức độ 2 trở lên; trong đó có 153 DVCTT mức độ 3 và 4. Tất cả các DVCTT đều được triển khai tại Cổng DVCTT của Bộ Công Thương. Đến nay, đã có hơn 2.500 doanh nghiệp đăng ký sử dụng Cổng DVCTT của Bộ. Năm 2018, Bộ Công Thương đã xử lý 1.491.611 bộ hồ sơ điện tử qua các DVCTT mức độ 3 và 4 trên tổng số 1.508.199 bộ hồ sơ TTHC do Bộ quản lý (tương ứng 98,9%).
Bộ Công Thương cũng đã hỗ trợ hàng vạn lượt doanh nghiệp trong việc sử dụng các DVCTT thông qua điện thoại, email… góp phần hỗ trợ người dân, doanh nghiệp tốt hơn trong việc tiếp cận với các TTHC do Bộ quản lý.
Ứng dụng CNTT trong giải quyết thủ tục hành chính, tạo thuận lợi cho doanh nghiệp
Triển khai Quyết định số 1819/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình quốc gia về ứng dụng CNTT trong hoạt động của cơ quan nhà nước giai đoạn 2016 - 2020. Theo đó, thực hiện yêu cầu của Thủ tướng Chính phủ, Bộ Công Thương đã tiến hành xây dựng DVCTT mức độ 4 đối với 6 TTHC được nêu tại Quyết định 1819, đến nay nhiệm vụ này đã hoàn thành.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ, xây dựng hệ thống DVCTT, Chính phủ điện tử, ban hành các hướng dẫn cụ thể về việc triển khai thực hiện.
Bộ trưởng Bộ Công Thương Trần Tuấn Anh đã thẳng thắn chỉ ra những vấn đề còn tồn tại trong việc ứng dụng CNTT, xây dựng Chính phủ điện tử của Bộ Công Thương. Bộ trưởng yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số rà soát toàn bộ các văn bản Bộ ban hành, căn cứ ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ trong xây dựng Chính phủ điện tử, gắn kết trong tổng thể chung về Chính phủ kiến tạo trên nền tảng cải cách hành chính, cải cách thể chế, tinh giản bộ máy… về xây dựng Chính phủ điện tử và CNTT. "Phải kiến trúc được mô hình của Chính phủ điện tử trong giai đoạn tới đây với những mục tiêu, yêu cầu, nhiệm vụ cụ thể trong giai đoạn 2018 - 2020 và kế hoạch của từng năm trong giai đoạn này; xây dựng hạ tầng CNTT đảm bảo tính kết nối, liên thông, an toàn, hiệu quả, có tính kết nối với các đơn vị thuộc Bộ, các đơn vị sự nghiệp công lập, các tập đoàn, tổng công ty, liên kết với Chính phủ điện tử của Chính phủ và các bộ, ngành khác; có kế hoạch cụ thể khắc phục những tồn tại liên quan đến chất lượng và tốc độ của những DVCTT"- Bộ trưởng lưu ý.
Liên quan đến chính phủ điện tử về chữ ký số, giao dịch điện tử… Bộ Công Thương yêu cầu Cục Thương mại điện tử và Kinh tế số phối hợp với Văn phòng Bộ và các đơn vị khẩn trương rà soát và đưa vào Chương trình công tác giai đoạn tới, đảm bảo các hoạt động của Bộ từng bước điện tử hóa, số hóa, đảm bảo hiệu quả quản lý nhà nước.
Bộ Công Thương chỉ đạo các đơn vị chuyên môn tiến hành thiết kế, xây dựng các yêu cầu kỹ thuật để qua đó triển khai, xây dựng Hệ thống một cửa điện tử của Bộ Công Thương trong quý II/2019 nhằm đáp ứng đúng yêu cầu tại Nghị định số 61/2018/NĐ-CP về thực hiện cơ chế một cửa, một cửa liên thông trong giải quyết TTHC |
Hồng Hạnh
Mới đây, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ký Công điện số 83/CĐ-TTg về việc tăng cường đào tạo nhân lực chất lượng cao trong các lĩnh vực vi mạch bán dẫn, trí tuệ nhân tạo và điện toán đám mây.