Thứ hai, 06/05/2024 | 03:30 - GMT+7

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phải nhập đến 77% linh kiện

Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phải nhập đến 77% linh kiện, trong đó nhập khẩu linh kiện điện, điện tử cơ bản lên đến hơn 98%; nhập linh kiện điện, điện tử chuyên dụng hơn 84%.

11/10/2018 - 09:05

Việt Nam đang là quốc gia xuất khẩu điện tử lớn thứ 12 thế giới và thứ 3 trong khối ASEAN. Dù vậy, có đến khoảng 95% giá trị thuộc khối doanh nghiệp (DN) có vốn đầu tư nước ngoài (FDI).

Ảnh minh họa (Nguồn: Báo Tiền Phong)

Ông Nguyễn Hoa Cương, Phó Cục trưởng Cục Phát triển doanh nghiệp - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho biết, ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phải nhập đến 77% linh kiện, trong đó nhập khẩu linh kiện điện, điện tử cơ bản lên đến hơn 98%; nhập linh kiện điện, điện tử chuyên dụng hơn 84%. Số linh kiện sản xuất trong doanh nghiệp chiếm chưa đến 6%. Sản phẩm chủ lực ngành điện tử vẫn là điện thoại và máy in. Thực trạng này vừa là thách thức vừa là cơ hội cho cho hơn 98% trong tổng số hơn 700.000 doanh nghiệp nhỏ và vừa trong nước tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm CNHT ngành điện tử.

Trước những khó khăn của doanh nghiệp nội địa khi tham gia chuỗi cung ứng sản phẩm CNHT ngành điện tử, TS Nguyễn Trọng Hiệu, chuyên gia tư vấn Dự án USAID GIG, cho rằng trong cả chuỗi giá trị điện tử, những yếu tố quan trọng là nghiên cứu, thiết kế, phần mềm để đưa ra các sản phẩm mới, cốt lõi mang lại giá trị cao nhất. Đó là thách thức đối với các doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp tư nhân còn nhiều hạn chế về nguồn nhân lực.

Theo các chuyên gia, để doanh nghiệp nhỏ và vừa Việt Nam tham gia chuỗi giá trị ngành điện tử, ngoài nỗ lực của các doanh nghiệp để khắc phục hạn chế trong năng lực sản xuất, kỹ thuật sản xuất, kinh nghiệm quản lý thì còn cần thêm nhiều chính sách hỗ trợ hơn nữa từ Chính phủ. Hiện Bộ Kế hoạch và Đầu tư đang tập trung hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa tăng cường liên kết với các công ty đa quốc gia tại Việt Nam. Song song đó, cải thiện môi trường kinh doanh thông qua việc giúp các công ty đa quốc gia giảm chi phí khi sử dụng nguồn cung linh kiện, phụ tùng trong nước; nâng cao năng lực cạnh tranh, đẩy mạnh xây dựng thương hiệu, thúc đẩy kết nối…/.

Theo Báo Tổ quốc

Cùng chuyên mục

Hệ thống quản lý AI - đóng vai trò quan trọng cho việc phát triển và triển khai công nghệ AI

04/05/2024 - 10:01

Với những rủi ro và sự phức tạp của AI, điều quan trọng là phải có cơ chế quản trị mạnh mẽ. Hệ thống quản lý AI đóng một vai trò quan trọng trong việc phát triển và triển khai công nghệ AI. Ở đây, chúng ta sẽ xem xét kỹ hơn tầm quan trọng của các hệ thống như vậy trong việc cung cấp các đánh giá và xử lý rủi ro AI hiệu quả.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 3
  • 5
  • 0
  • 6
  • 9
  • 7