Kết quả tính toán thấy rằng tìm được công suất tối ưu lắp đặt cho lưới điện đảm bảo điện áp nút và dòng điện nhánh luôn nằm trong giá trị cho phép khi công suất nguồn năng lượng tái tạo biến đổi liên tục từ 0- 100%.
Những kết quả mô phỏng thu được trong môi trường PSIM cho thấy tổn thất công suất giảm đáng kể do tốc độ hội tụ được cải thiện, từ đó nâng cao hiệu suất sinh điện trong điều kiện thay đổi môi trường vận hành đồng nhất trên hệ thống.
Bài báo trình bày ảnh hưởng của điện áp đến hiệu suất, đến hiệu quả sử dụng năng lượng điện của các động cơ điện cũng như đến chất lượng điện năng trong hệ thống điện. Thông qua việc phân tích ưu, nhược điểm của các giải pháp điều chỉnh điện áp đang được sử dụng, tác giả đề xuất một giải pháp điều chỉnh điện áp dựa trên nguyên lý điều khiển tập trung các thiết bị bù trơn công suất phản kháng đặt phân tán.
Kết quả nghiên cứu đã xây dựng được hàm gần đúng biểu diễn mối quan hệ của hệ số khuếch tán ẩm theo nhiệt độ tác nhân sấy, công suất sóng siêu âm: Deff = -7,53417 + 0,321167T + 0,0120625P – 0,0018T2 + 0,0001375TP – 0,00004375P2 cũng như quan hệ của hệ số khuếch tán ẩm với năng lượng liên kết theo công thức Arrhenius của sâm Bố Chính.
Ngày nay, vấn đề lọc hài và bù công suất phản kháng trên hệ thống điện đã và đang được các quốc gia trên thế giới quan tâm, trong đó có Việt Nam. Nguyên nhân là các tải tạo ra các thành phần hài trên hệ thống và tiêu thụ nhiều công suất phản kháng dẫn đến hệ số công suất thấp. Kết quả là chất lượng điện năng bị xấu đi.
Chất lượng điện năng kém có thể làm giảm hiệu suất của các thiết bị điện, gây thêm tổn thất công suất tác dụng và điện năng, gây ra các hiện tượng phát nóng, làm giảm tuổi thọ thiết bị,...
Trong lưới điện phân phối, bài toán tái cấu trúc lưới điện theo sự thay đổi của phụ tải với mục tiêu giảm tổn thất công suất đã phần nào làm giảm được chi phí vận hành của lưới điện, tuy nhiên sẽ ảnh hưởng đến độ tin cậy cung cấp điện của phụ tải.
Các hệ thống điện mặt trời pin quang điện hòa lưới sử dụng inverter thông minh hiện nay có thể thực hiện nhiều chức năng như kiểm soát điều chỉnh công suất để tối ưu và đảm bảo độ tin cậy của hệ thống, đặc biệt khi mà nguồn điện mặt trời ngày càng phát triển và nắm giữ vai trò quan trọng trong việc đảm bảo an ninh năng lượng.
Bài báo này trình bày việc thiết kế, chế tạo nút cảm biến có khả năng tùy biến giúp thuận lợi cho việc đo năng lượng tiêu thụ ở các trạng thái làm việc khác nhau của nút như trạng thái ngủ, trạng thái sẵn sàng, trạng thái đo lường và trạng thái truyền thông.
Bài báo này trình bày việc thiết kế, chế tạo nút cảm biến có khả năng tùy biến giúp thuận lợi cho việc đo năng lượng tiêu thụ ở các trạng thái làm việc khác nhau của nút như trạng thái ngủ, trạng thái sẵn sàng, trạng thái đo lường và trạng thái truyền thông. Điều này sẽ giúp phân tích được sự khác nhau về mức tiêu thụ năng lượng giữa các trạng thái hoạt động của nút.
Trong thời gian qua, Công ty Điện lực (PC) Đắk Lắk luôn quan tâm đến việc triển khai lắp đặt tụ bù công suất phản kháng trên lưới điện. Đây là giải pháp được nhiều Công ty Điện lực, trong đó có PC Đắk Lắk áp dụng nhằm giảm tổn thất điện năng, giảm sụt áp cũng như quá tải trên đường dây, máy biến áp (MBA).
Bài viết trình bày về kết quả nghiên cứu giúp Nhà máy Lọc dầu Dung Quất giải quyết được vấn đề thiếu hụt nguồn propylene nguyên liệu cung cấp cho Phân xưởng Polypropylene (PP) sản xuất hạt nhựa polypropylene.
Công ty CP Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR) đã đưa ra các giải pháp tinh chỉnh điều kiện vận hành hiệu quả kịp thời, giảm mất mát propylene trong điều kiện tính chất dầu thô đầu vào thay đổi, Phân xưởng PRU thường xuyên chạy quá tải 115% công suất.