Cùng với quá trình chuyển đổi số toàn cầu, nhu cầu chuyển đổi trở thành nhà máy thông minh đang trở thành xu hướng tất yếu với nhiều doanh nghiệp Việt.
Ở Tp.HCM trong định hướng phát triển công nghiệp cho các năm tới sẽ đặc biệt chú trọng phát triển công nghệ hỗ trợ công nghệ cao. Đây là hướng đi đúng mà những địa phương khác có thế mạnh về thu hút đầu tư nước ngoài cần quan tâm, để tạo cú hích mới cho các doanh nghiệp nội địa ở lĩnh vực này, trở thành một phần ngày càng quan trọng trong chuỗi giá trị công nghệ cao toàn cầu.
Trong định hướng phát triển của TPHCM về công nghiệp, ngoài 4 ngành công nghiệp chủ lực, Thành phố sẽ phát triển 5 ngành công nghiệp mới, gồm điện tử bán dẫn, công nghệ sinh học, dược, robotic tự động hóa và các ngành công nghiệp hỗ trợ (CNHT) công nghệ cao.
Đà Nẵng sẽ trở thành một trong những trung tâm công nghiệp công nghệ cao, công nghiệp hỗ trợ của cả nước; phát triển các lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao; công nghiệp ưu tiên; công nghiệp hỗ trợ. Trong đó, Trung tâm công nghiệp công nghệ cao gồm Khu công nghệ cao Đà Nẵng, Khu công nghệ thông tin tập trung (giai đoạn 1, giai đoạn 2) trên địa bàn xã Hòa Liên và Hòa Ninh, huyện Hòa Vang là một trong các cực, trung tâm phát triển kinh tế - xã hội của thành phố.
Cùng với việc đầu tư, Tập đoàn Inventec mong muốn phát triển đối tác tại Việt Nam để tham gia chuỗi sản xuất toàn cầu. Cơ hội nào dành cho doanh nghiệp Việt?
Tỉnh Bắc Ninh luôn quan tâm, chú trọng phát triển công nghiệp hỗ trợ theo hướng hiện đại, công nghệ cao, thân thiện với môi trường, coi đây là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Tham gia Dự án của Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình xuyên suốt hướng tới “nhà máy thông minh”, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)
Hiện nay, một số khu công nghiệp ở Việt Nam nói chung cũng như ở TP HCM nói riêng thu hút được một số tập đoàn công nghệ đa quốc gia, nhưng khi vào Việt Nam lại hoạt động như một cá thể độc lập trong khu công nghiệp, hoặc nếu có được một "hệ sinh thái công nghiệp" thì phần lớn chuỗi cung ứng được "nhập khẩu" theo vào.
Công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao là động lực trực tiếp tạo ra giá trị gia tăng cho ngành công nghiệp, giúp tăng sức cạnh tranh của sản phẩm công nghiệp chính và đẩy nhanh quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
Sáng ngày 24/12/2021, UBND TP.HCM chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” tại Gem Center, Q.1.
Trong giai đoạn 2020- 2025, tỉnh Hải Dương xác định công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ là trụ cột quan trọng để thúc đẩy nền kinh tế địa phương.
Cần tập trung, ưu tiên vào các FDI trong lĩnh vực công nghệ cao, chứa đựng nhiều tính đổi mới sáng tạo. Đồng thời, các chính sách cần chặn các dòng vốn đầu tư và công nghệ chất lượng thấp, tiềm ẩn nhiều rủi ro cho môi trường kỹ thuật số và nền kinh tế số
Chiến lược phát triển công nghiệp hỗ trợ (CNHT) theo Nghị quyết 115/NQ – CP đặt mục tiêu đến năm 2030, sản phẩm CNHT của Việt Nam có khả năng cạnh tranh cao, đáp ứng được 70% nhu cầu thiết yếu cho sản xuất, tiêu dùng nội địa chiếm khoảng 14% giá trị sản xuất công nghiệp.
Để giúp doanh nghiệp tiếp cận tốt hơn với thị trường, các ngành chức năng đang tích cực chủ động làm cầu nối giữa doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước và doanh nghiệp nước ngoài nhằm đưa sản phẩm công nghiệp hỗ trợ Việt Nam tham gia sâu vào chuỗi cung ứng toàn cầu.
Công nghiệp hỗ trợ là “chìa khóa vàng” để phát triển ngành ô tô Việt Nam, thế nhưng theo các chuyên gia, lĩnh vực này vẫn đang đối mặt với không ít khó khăn, cần nhiều yếu tố hỗ trợ để có thể phát triển vững mạnh.
Ngày 17/5, Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) và Công ty Ôtô Toyota Việt Nam đã tổ chức lễ ký kết biên bản ghi nhớ hợp tác hỗ trợ doanh nghiệp trong nước trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ ngành ô tô.
Với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, giải quyết cùng lúc nhiều bài toán mà các nhà đầu tư đặt ra cho Đà Nẵng khi tìm hiểu đầu tư vào thành phố.
Đà Nẵng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) năm 2021 tăng 6% so với năm 2020. Sau một năm 2020 kinh tế trượt dốc do ảnh hưởng của thiên tai và tác động của dịch Covid-19, cần có giải pháp và hướng đi cụ thể để đáp ứng được mục tiêu này.
Từ ngày 9/12 – 11/12, Toyota Việt Nam (TMV) tham dự Triển lãm Quốc tế về Công nghiệp hỗ trợ và Chế biến chế tạo Việt Nam 2020 với gian trưng bày 1 mẫu xe Vios, các phụ tùng được nội địa hóa và kết hợp trưng bày sản phẩm từ 2 nhà cung cấp. Việc tham gia Triển lãm lần này thể hiện nỗ lực của TMV trong việc nâng cao tỷ lệ nội địa hóa và hỗ trợ các nhà cung cấp Việt cũng như cam kết đồng hành cùng sự phát triển của nền công nghiệp ô tô Việt Nam nói riêng và đất nước Việt Nam nói chung.