Thứ sáu, 26/04/2024 | 22:11 - GMT+7

Đà Nẵng tập trung đẩy mạnh công nghiệp công nghệ cao và công nghiệp hỗ trợ trong năm 2021

Đà Nẵng đặt mục tiêu tăng trưởng tổng sản phẩm xã hội (GRDP) năm 2021 tăng 6% so với năm 2020. Sau một năm 2020 kinh tế trượt dốc do ảnh hưởng của thiên tai và tác động của dịch Covid-19, cần có giải pháp và hướng đi cụ thể để đáp ứng được mục tiêu này.

05/01/2021 - 15:00
Đà Nẵng là quốc gia chịu tác động bởi dịch Covid-19 nặng nề hơn những tỉnh thành khác bởi dịch vụ vốn là ngành thế mạnh và trụ cột kinh tế của Đà Nẵng. Đây cũng là nơi khởi điểm làn sóng Covid-19 lần thứ 2 do vậy, việc Đà Nẵng tăng trưởng âm là điều khó tránh khỏi.

Trong khi đó Đà Nẵng đặt mục tiêu GRDP 2021 tăng 6% so với năm 2020. Mức tăng tương đương cả nước. Đó là một tốc độ mục tiêu tương đối cao, bởi vì, năm 2021 nếu có thì cũng chỉ phục hồi được du lịch trong nước, còn du lịch nước ngoài tiếp tục bị ngưng trệ.

Tuy nhiên, Đà Nẵng có thể dựa vào lợi thế của mình là các khu công nghệ cao (CNC) hoặc công nghiệp phần mềm (CNPM). Đây là những ngành công nghiệp mũi nhọn đã được thành phố xác định phát triển. Thúc đẩy công nghiệp công nghệ cao (CNCNC) và CNPM sẽ vừa bù đắp cho sự thiếu hụt của lĩnh vực dịch vụ vừa tạo nền tảng cho tương lai.

Khu công nghệ cao tại Đà Nẵng
Bí thư Thành ủy Đà Nẵng Nguyễn Văn Quảng cho biết, năm 2021, Thành phố sẽ ban hành đề án đẩy mạnh thu hút đầu tư giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030, trong đó tiếp tục ưu tiên thu hút đầu tư các dự án trên lĩnh vực công nghiệp công nghệ cao, công nghệ thông tin, dịch vụ tài chính, logistics; hoàn thiện cơ chế, chính sách thu hút đầu tư vào các khu công nghiệp, khu công nghệ cao, khu nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao ...,

Ngoài ra, Đà Nẵng có thể tiếp tục thu hút doanh nghiệp công nghệ trong nước để trở thành trung tâm chuyển đổi số, kinh tế số của khu vực miền Trung; kết hợp với xây dựng các hạ tầng của du lịch, khôi phục các lễ hội ở mức quy mô nhỏ để thu hút khách nội địa.

Việc ngày càng nhiều các công ty công nghệ mở nhà máy sản xuất tại Việt Nam đang mở ra cơ hội phát triển mạnh mẽ cho thị trường bất động sản công nghiệp, đặc biệt là tại Khu Công nghệ cao (CNC) Đà Nẵng. Đây được xem là khu vực giàu tiềm năng thu hút dòng vốn FDI trong thời gian tới.

Đà Nẵng có vị trí thuận lợi cả về đường hàng không, đường thủy, đường bộ và đường sắt. Hệ thống giao thông từ Khu CNC đến cảng biển, sân bay hoàn thiện giúp giảm chi phí cho nhà đầu tư. Ngoài ra do nằm trên nhiều tuyến giao thông huyết mạch, việc kết nối với các khu công nghiệp, khu đô thị lân cận và liên kết vùng cũng trở nên thuận tiện.

Khu CNC Đà Nẵng có quỹ đất lớn dành cho các dự án sản xuất cơ khí chính xác, điện – điện tử, cùng với đó là những lợi thế về chi phí cho thuê tương đối rẻ trong khu vực và nguồn nhân lực chất lượng cao dồi dào.

Ngoài ra, các doanh nghiệp đầu tư vào Khu CNC Đà Nẵng cũng được hưởng nhiều ưu đãi như miễn giảm thuế thu nhập doanh nghiệp, thuế nhập khẩu, xem xét cấp thị thực có giá trị xuất, nhập cảnh nhiều lần với thời hạn phù hợp với mục đích nhập cảnh cho người lao động nước ngoài…

Theo Giám đốc Sở Công thương Nguyễn Hà Bắc, để các dự án công nghiệp CNC phát huy được giá trị thì cần tạo đột phá phát triển công nghiệp hỗ trợ một cách thiết thực, hiệu quả, có định hướng và phân công theo quy hoạch vùng; xác định các bước đi và tiếp cận công nghệ hợp lý cho từng ngành... Ông Phạm Trường Sơn - Trưởng ban Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các Khu công nghiệp Đà Nẵng cho biết, trong kế hoạch dài hạn, Ban quản lý tiếp tục bám sát Đồ án điều chỉnh quy hoạch thành phố Đà Nẵng đến năm 2030, tầm nhìn đến 2045 để đề xuất mở rộng Khu CNC Đà Nẵng, tiếp tục tạo nguồn quỹ đất cung cấp cho các nhà đầu tư lớn tổ chức sản xuất sản phẩm công nghệ cao
 
Năm 2021, thành phố sẽ nỗ lực tập trung các lĩnh vực mũi nhọn như phát triển công nghiệp CNC, CNTT, logistics, đặc biệt là triển khai các biện pháp để khôi phục thị trường du lịch, trước mắt là thị trường du lịch trong nước, nội địa. Bên cạnh đó, đẩy mạnh thu hút các nhà đầu tư trong nước đến đầu tư tại Đà Nẵng. Một giải pháp rất quan trọng đó là chính quyền thành phố sẽ tháo gỡ khó khăn cho những dự án hiện nay đang bị chậm trễ để có thể sớm triển khai, đóng góp trực tiếp vào tổng giá trị sản phẩm (GRDP) thành phố.
Trần Hà t/h 

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 6
  • 6
  • 0
  • 8