Thứ bảy, 27/04/2024 | 18:18 - GMT+7

Nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động chuyển đổi số tỉnh Thái Bình

UBND tỉnh Thái Bình đã ban hành Kế hoạch Chuyển đổi số năm 2024 nhằm xác định các mục tiêu và giải pháp cụ thể để đẩy mạnh hiệu quả chuyển đổi số trên địa bàn tỉnh. Trong đó, mục tiêu nổi bật là đưa tỉnh Thái Bình thuộc nhóm 30 tỉnh, thành trực thuộc Trung ương dẫn đầu về chuyển đổi số.

29/01/2024 - 13:43
Năm 2024, tỉnh Thái Bình đặt mục tiêu phát triển Chính quyền số, nâng cao hiệu quả, hiệu lực hoạt động của bộ máy chính quyền các cấp, phấn đấu 80% dịch vụ công trực tuyến mức độ 4 hoặc toàn trình, được cung cấp trên nhiều phương tiện truy cập khác nhau, bao gồm cả thiết bị di động (theo danh mục dịch vụ công trực tuyến toàn trình và dịch vụ công trực tuyến một phần thực hiện tại tỉnh Thái Bình được phê duyệt tại Quyết định số 2545/QĐ-UBND ngày 09/11/2022 của Ủy ban nhân dân tỉnh),..
Bên cạnh đó, tập trung vào các nhiệm vụ thúc đẩy doanh nghiệp chuyển đổi số như: Phấn đấu 50% doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME) sử dụng nền tảng số; Thúc đẩy chuyển đổi số trong doanh nghiệp nhỏ và vừa, thúc đẩy phát triển doanh nghiệp số, đẩy nhanh quá trình đưa các sản phẩm thế mạnh, đặc trưng của tỉnh lên các sàn thương mại điện tử. Phấn đấu kinh tế số chiếm 6 - 8% GRDP. Phấn đấu từ 50% doanh nghiệp trở lên áp dụng công nghệ số trong sản xuất kinh doanh.
Phấn đấu đưa hạ tầng mạng băng thông rộng cáp quang phủ 100% đơn vị hành chính cấp xã, trên 60% hộ gia đình. Hoàn thành phổ cập dịch vụ mạng di động 4G/5G và điện thoại di động thông minh. Phấn đấu đạt 70% tỷ lệ người dân từ 15 tuổi trở lên có tài khoản giao dịch tại ngân hàng hoặc các tổ chức được phép khác. Cũng như 100% Tổ công nghệ số cộng đồng được đào tạo nâng cao nhận thức số kỹ năng số. Phấn đấu tỉnh Thái Bình thuộc nhóm 30 tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương dẫn đầu về chuyển đổi số. 
Phần mềm “Sổ tay đảng viên điện tử” của Tỉnh ủy Thái Bình là bước chuyển biến mới về chuyển đổi số trong hoạt động của các tổ chức cơ sở đảng (Ảnh: nhandan.vn)
Để đạt được các mục tiêu đã đặt ra, tỉnh Thái Bình tập trung thực hiện 5 nhóm giải pháp trọng tâm:
Thứ nhất, đẩy mạnh công tác truyền thông, nâng cao nhận thức, kỹ năng số, tăng cường tương tác với người dân, doanh nghiệp ứng dụng các kênh truyền thông đa dạng để nâng cao nhận thức, hình thành văn hóa số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ chính quyền số; xây dựng/ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân... 
Tăng cường tuyên truyền về chuyển đổi số trong cộng đồng dân cư, nòng cốt là các thành viên Tổ công nghệ số cộng đồng tại các thôn, tổ dân phố đồng thời phát huy vai trò tiên phong của lực lượng đoàn thanh niên trong việc tuyên truyền và hỗ trợ người dân trong sử dụng các nền tảng số. 
Thứ hai, phát triển các mô hình kết hợp giữa các cơ quan nhà nước, doanh nghiệp thông qua việc huy động sự tham gia của cộng đồng, cho phép các tổ chức, doanh nghiệp cùng khai thác các hệ thống công nghệ thông tin, các nền tảng và cơ sở dữ liệu phục vụ việc phát triển hệ sinh thái sản phẩm Chính quyền điện tử.  Phối hợp, tạo điều kiện, hỗ trợ doanh nghiệp giới thiệu, cung cấp sản phẩm dịch vụ số trong mọi lĩnh vực. 
Thứ ba, nghiên cứu, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ số vào triển khai chuyển đổi số như điện toán đám mây, dữ liệu lớn, trí tuệ nhân tạo, chuỗi khối ... 
Thứ tư, nâng cao chất lượng đào tạo, tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin và chuyển đổi số cho cán bộ, công chức các cấp trên địa bàn tỉnh, đặc biệt là cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan đơn vị;  Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, gắn với cơ chế thu hút, đãi ngộ để nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức chuyên trách công nghệ thông tin của các cơ quan, đơn vị. 
Thứ năm, tăng cường hợp tác quốc tế thông qua việc tổ chức các đoàn công tác thăm quan, học tập, chia sẻ kinh nghiệm trong chuyển đổi số và đảm bản an toàn thông tin mạng. Tham gia các tổ chức quốc tế, các sáng kiến quốc tế, tăng cường mối quan hệ hợp tác quốc tế, đồng thời quảng bá, tạo thị trường cho các sản phẩm, dịch vụ Chính phủ số của các doanh nghiệp số trong tỉnh.
Xem chi tiết: tại đây
Tố Uyên

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 6
  • 2
  • 7
  • 9
  • 7