Thứ sáu, 01/11/2024 | 12:37 - GMT+7
Chuyển đổi số là con đường tất yếu trong kỷ nguyên 4.0, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đắn đo khi chi phí đầu tư chuyển đổi không hề nhỏ.
27/06/2019 - 15:28Chuyển đổi số là con đường tất yếu trong kỷ nguyên 4.0, nhưng nhiều doanh nghiệp Việt Nam, nhất là doanh nghiệp vừa và nhỏ vẫn đắn đo khi chi phí đầu tư chuyển đổi không hề nhỏ.
Theo nghiên cứu của Microsoft, năm 2017, tác động của chuyển đổi số tới tăng trưởng năng suất lao động của doanh nghiệp là 15%, trong năm 2020, con số này dự kiến lên tới 21%.
Với 25 năm hoạt động trong lĩnh vực công nghệ thông tin, GS-TSKH. Hồ Tú Bảo, Viện nghiên cứu cao cấp về Toán khẳng định, số hóa luôn là lợi thế cạnh tranh lớn đối với các doanh nghiệp trong thời đại kỹ thuật số. Trong kỷ nguyên 4.0, muốn tạo lợi thế cạnh tranh, nâng cao hiệu quả kinh doanh, tăng cường cải tiến sản phẩm, dịch vụ, mở rộng thị trường, doanh nghiệp dù lớn hay nhỏ, không thể “nói không” với chuyển đổi số.
Nhấn mạnh chuyển đổi số đang là xu hương trên toàn cầu, ông Lui Sieh, chuyên gia tư vấn cấp cao về chuyển đổi số từ Hồng Kông cho biết chuyển đổi số mang lại lợi ích cho cả doanh nghiệp và khách hàng. Cụ thể, khách hàng có thêm trải nghiệm mới, còn doanh nghiệp không chỉ thay đổi mô hình kinh doanh mà còn có tăng cường năng lực để đáp ứng được nhu cầu ngày càng cao của khách hàng về dịch vụ, sản phẩm...
Đó là lý do vì sao các tập đoàn lớn ở Việt Nam đã dấn thân vào công cuộc chuyển đổi số trong thời gian qua. Điển hình là FPT, ngay trong năm 2019, Tập đoàn sẽ chuyển đổi thành doanh nghiệp số, vận hành dựa trên dữ liệu gần thời gian thực (Near - Realtime Data - Driven Enterprise) để nâng cao năng suất lao động và thúc đẩy tăng trưởng thông qua đổi mới sáng tạo, ứng dụng các công nghệ 4.0 như AI, BigData, Chatbot... trong các hoạt động của mình.
Chuyển đổi số mang lại lợi ích to lớn như vậy, nhưng đến nay, rất ít doanh nghiệp Việt Nam tham gia vào cuộc chơi này.
Kết quả khảo sát của Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam chỉ ra rằng chỉ 6,6% doanh nghiệp đủ nguồn lực để thay đổi hoàn toàn từ hệ thống cũ sang hệ thống công nghệ mới; 34,6% doanh nghiệp sẽ thay đổi từng bước do không đủ nguồn lực; 27,5% đang chuẩn bị vốn, nguồn lực và có tới 31,1% doanh nghiệp chưa làm gì.
Giải thích cho điều này, ông Nguyễn Hùng Sơn, Tổng giám đốc Công ty CP Đầu tư thương mại và Phát triển công nghệ FSI cho biết nguyên nhân là do các doanh nghiệp (1) ngại thay đổi, (2) thiếu nguồn nhân lực có đủ khả năng, tri thức để thực thi và vận hành mô hình chuyển đổi số. Nhưng quan trọng nhất là (3) chi phí đầu tư cho công nghệ lớn và doanh nghiệp e ngại không thu lại kết quả như kỳ vọng.
Giải pháp cho các doanh nghiệp Việt Nam trên hành trình chuyển đổi số, theo ông Hồ Việt Anh, CEO Công ty TNHH Quốc tế OSAM, là điện toán đám mây. Với kinh nghiệm thực hiện số hóa cho nhiều doanh nghiệp tại Việt Nam, ông Việt Anh chia sẻ giải pháp này không phải yêu cầu đầu tư quá nhiều hạ tầng ban đầu, không cần dùng các máy chủ vật lý, cồng kềnh, từ đó giảm đáng kể chi phí đầu tư.
Thảo Trang
Chủ tịch UBND TP Đà Nẵng vừa có thông báo về kết quả đánh giá, xếp hạng chuyển đổi số năm 2023 của các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, đồng thời biểu dương, trao tặng Bằng khen cho các cơ quan, đơn vị có thành tích xuất sắc trong lĩnh vực này.