Bài báo là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đánh giá phân tích, liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan và số liệu khai thác để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác mỏ khí condensate Hải Thạch - Mộc Tinh Lô 05-2; 05-3, thuộc Biển Đông Việt Nam".
Từ năm 2018, Bộ Công Thương đã phối hợp với Chương trình Phát triển Liên Hiệp Quốc (UNDP) tiến hành điều tra, khảo sát về mức độ sẵn sàng tiếp cận CMCN 4.0 của doanh nghiệp ngành Công Thương.
Báo Đầu tư có cuộc trao đổi với bà Đỗ Nguyệt Ánh, Chủ tịch Hội đồng thành viên EVNNPC về những thách thức đặt ra trong quá trình chuyển đổi số của doanh nghiệp.
Sáng ngày 24/12/2021, UBND TP.HCM chủ trì tổ chức hội thảo quốc tế về kinh nghiệm kêu gọi đầu tư, quản lý “Khu công nghiệp hỗ trợ ứng dụng công nghệ cao” tại Gem Center, Q.1.
Đại dịch Covid đang gây ra nhiều tác động tới nền kinh tế cũng như ảnh hưởng tới việc vận hành kinh doanh của các doanh nghiệp (DN) trên thế giới. Tại Việt Nam, các đợt giãn cách kéo dài cũng đẩy các DN vào tình thế khó khăn, thách thức chưa từng có trong tiền lệ. Để tồn tại, khôi phục hoạt động, các DN đã nhanh chóng thích ứng, đẩy mạnh ứng dụng các công nghệ, thực hiện chuyển đổi số.
Thời gian qua, Đà Nẵng đã nỗ lực thúc đẩy sự phát triển của ngành công nghiệp hỗ trợ thông qua tiếp tục xây dựng và hoàn thiện các chính sách, chương trình phát triển công nghiệp hỗ trợ nhằm góp phần hình thành chuỗi cung ứng sản xuất, tạo ra lợi thế cạnh tranh trong thu hút đầu tư của thành phố. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)
Khi quyết định chuyển đổi số, doanh nghiệp phải chấp nhận thay đổi quy trình, hệ thống, và cả con người, điều này đòi hỏi quyết tâm và nguồn lực đủ lớn để có thể thực hiện đồng bộ, toàn diện, không chắp vá. Các doanh nghiệp sản xuất của Việt Nam không thể nằm ngoài xu thế chuyển đổi số và đổi mới sáng tạo của thế giới.
Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch và giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện.
Việc tích hợp sản xuất thông minh vào doanh nghiệp sẽ góp phần không nhỏ giúp doanh nghiệp đưa ra các quyết định quản trị kịp thời để có thể nhanh chóng nắm bắt mọi cơ hội của thị trường trong nước và quốc tế.
Tỉnh Nam Định đã xác định ưu tiên thu hút đầu tư vào các ngành nghề có hàm lượng khoa học công nghệ cao, hiện đại, công nghệ sạch, thân thiện với môi trường.
Bắc Ninh luôn quán triệt chiến lược “bốn sẵn sàng” và nay thêm “sẵn sàng kiểm soát tốt dịch bệnh Covid-19” để tiếp tục thu hút dòng vốn FDI với các ngành nghề có hàm lượng chất xám cao. Đây là chiến lược đúng đắn giúp Bắc Ninh lựa chọn nguồn vốn FDI thế hệ mới...
Trước làn sóng chuyển dịch tìm kiếm nguồn cung cấp mới cho các ngành công nghiệp chế tạo đang diễn ra mạnh mẽ, xây dựng khu công nghiệp ứng dụng công nghệ cao sẽ góp phần thực hiện nhiệm vụ phát triển kinh tế bền vững tại TP Hồ Chí Minh.
Schneider Electric vừa công bố mở rộng hợp tác với Công ty cổ phần thương mại kỹ thuật HDL nhằm đẩy mạnh cung cấp giải pháp trung tâm dữ liệu cho ngành ngân hàng Việt Nam hướng đến mục tiêu giải quyết những hạn chế về cơ sở hạ tầng doanh nghiệp, vận hành trung tâm dữ liệu và thu hẹp khoảng cách với mục tiêu số hóa trong lĩnh vực tài chính - ngân hàng.
Cục Công tác phía Nam (Bộ Khoa học Công nghệ) vừa phối hợp cùng XIXO Ecosystem và Vicoland Group tổ chức hội thảo khoa học “Vai trò của blockchain trong nền kinh tế số”.
Trong dòng chảy của Cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm tạo cơ hội kinh doanh mới, tối ưu hóa quản trị, các doanh nghiệp (DN) nhất là DN sản xuất lĩnh vực cơ khí, chế biến, chế tạo cần tích cực và không ngừng thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trong toàn hệ thống để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Bài viết tập trung vào việc phân tích xu thế và mục tiêu của chuyển đổi số đối với các nhà máy điện. Các nhà máy điện là cơ sở sản xuất có mức độ hiện đại và tự động hóa cao, do đó các hạn chế, khó khăn và lợi ích của việc chuyển đổi số và ứng dụng các giải pháp số hóa cần được xem xét và đánh giá một cách có hệ thống.
Tiếp nối thành công của Hội thảo quốc tế về Thiết kế và Sản xuất vi mạch (WeFab) Lần thứ I vào tháng 11/2018 và Lần thứ II vào tháng 10/2019, ngày 24 và 25/11/2021, Viện Ứng dụng Công nghệ đã tổ chức Hội thảo quốc tế về Thiết kế, Sản xuất vi mạch và Công nghệ cảm biến - The Workshop on IC Design and Fabrication and the Sensing Technology (The WeFab 2021) tại Hà Nội bằng hình thức trực tiếp và trực tuyến.
Chiều ngày 23/11, tại TP. Đà Nẵng đã diễn ra lễ ký kết hợp tác đầu tư phát triển Data Center - Trung tâm dữ liệu giữa Công ty Cổ Phần phát triển Khu Công nghệ thông tin (CNTT) Đà Nẵng (thuộc chủ đầu tư Trungnam Group) và đối tác Infracrowd đến từ Singapore.