Thứ sáu, 29/03/2024 | 19:29 - GMT+7

Chuyển đổi số: “Chìa khóa” tham gia chuỗi giá trị toàn cầu

Trong dòng chảy của Cách mạng công nghiệp 4.0, nhằm tạo cơ hội kinh doanh mới, tối ưu hóa quản trị, các doanh nghiệp (DN) nhất là DN sản xuất lĩnh vực cơ khí, chế biến, chế tạo cần tích cực và không ngừng thúc đẩy chuyển đổi số (CĐS) trong toàn hệ thống để tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu.

08/12/2021 - 10:05
Xác định tầm quan trọng của CĐS, các DN sản xuất cơ khí, chế biến, chế tạo đang tăng tốc và được coi là tiên phong dẫn dắt công cuộc CĐS tại Việt Nam. Sự chuyển động này, theo ghi nhận của các chuyên gia bởi DN công nghiệp cơ khí, chế biến, chế tạo là đối tượng đang gặp nhiều vấn đề về quản trị, cũng như yêu cầu thay đổi để bắt nhịp được với nguồn cung ứng toàn cầu. Theo đó, các DN đang tập trung số hóa hoạt động kinh doanh, từ khâu tiếp thị sản phẩm đến khâu bán hàng…; số hóa quy trình quản trị, quy trình sản xuất, quy trình công nghệ, các nghiệp vụ quản lý tài chính, kế toán, nhân sự, báo cáo, giám sát và đánh giá…

Chuyển đổi số hiệu quả sẽ tạo cơ hội để DN sản xuất tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu
Tuy nhiên, từ kinh nghiệm cung cấp giải pháp cho các DN sản xuất công nghiệp, ông Đào Quang Dũng – Tổng giám đốc Công ty CP Eastern Sun Việt Nam (ESVN) - cho hay, rào cản khiến DN khó khăn trong CĐS hiện nay chủ yếu do chi phí ứng dụng công nghệ số cao, thiếu cơ sở hạ tầng, DN còn e ngại sợ bị rò rỉ dữ liệu thông tin, thiếu nhân lực trình độ cao...
Chuyên gia cao cấp ISO - Giám đốc Công ty TNHH ProfM Việt Nam - ông Trần Kiên Dũng cũng nhìn nhận, nhu cầu CĐS của DN, các quốc gia hiện đang rất lớn, trong đó có Việt Nam, song hiện mức độ CĐS của DN vẫn chưa đáp ứng được với sự thay đổi, đòi hỏi của sản xuất, kinh doanh mới. Nguyên nhân là do chưa có chiến lược CĐS phù hợp, không xác định chính xác tính sẵn sàng của hệ thống với hoạt động CĐS, cũng như các giải pháp phù hợp với DN.
Theo các chuyên gia, giai đoạn hiện nay, thông qua việc số hóa, tự động hóa, các DN sản xuất công nghiệp sẽ có “chìa khóa” để thực hiện tăng trưởng nhanh, bền vững. Đặc biệt, trong Chương trình CĐS quốc gia đến năm 2025, định hướng năm 2030 của Chính phủ, sản xuất công nghiệp là 1 trong 8 ưu tiên CĐS. Vì vậy, để hỗ trợ DN công nghiệp chế biến, chế tạo thực hiện CĐS, Chính phủ cần tăng cường xây dựng các quy tắc, quy định thúc đẩy kinh doanh không dùng giấy tờ; hỗ trợ tài chính cho việc ứng dụng công nghệ số, giảm thuế thu nhập để DN có thêm nguồn tích lỹ cho Qũy CĐS. Qua đó, nhằm xóa bỏ rào cản lớn của DN trong thực hiện CĐS.
Về phía DN, ông Trần Kiên Dũng khuyến nghị, phải có trách nhiệm trong thực hiện CĐS như hạ tầng, ngân sách, quản lý phù hợp; đồng thời, lãnh đạo cũng phải nhạy bén với ứng dụng công nghệ số. Đặc biệt, DN cần thay đổi tư duy về CĐS. Theo đó, CĐS phải là sự chuyển đổi toàn diện từ nhận thức - tư duy - công nghệ; các ứng dụng CĐS sẽ liên tục được thay đổi và không chỉ dành cho DN lớn mà mọi DN. CĐS là hành trình chứ không phải đích đến.
Còn về phía nhà cung cấp cần tạo sự tin tưởng đối với DN về các giải pháp, nền tảng, thông qua việc nắm bắt nhu cầu của DN cũng như đánh giá được tính phù hợp và khả thi của các sản phẩm, dịch vụ CĐS liên quan, giúp DN xây dựng được chiến lược sản xuất, kinh doanh hiệu quả, thành công.
CĐS sẽ tạo ra động lực và sức mạnh để nâng cao năng suất lao động, chất lượng sản phẩm và sức cạnh tranh tổng thể của DN sản xuất, giúp DN tối ưu hóa mô hình sản xuất và quản trị nhằm tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

Giải pháp thu hút dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh vào các KCN Hà Nội

28/03/2024 - 08:32

Tại Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu việt nam 2024” được tổ chức ngày 26/3 vừa qua tại Hà Nội, đại diện Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (HIZA) đã chia sẻ một số giải pháp thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh, công nghiệp điện tử bán dẫn vào các KCN Hà Nội.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 1
  • 4
  • 3
  • 1
  • 6