Thứ ba, 22/10/2024 | 14:43 - GMT+7

Thái Bình: Đẩy việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến trong 6 tháng cuối năm

Tỉnh Thái Bình phấn đấu đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia trong 6 tháng cuối năm 2024.

20/08/2024 - 10:24
Trong 6 tháng đầu năm 2024, Ủy ban nhân dân tỉnh, Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình đã ban hành cơ bản đầy đủ các văn bản chỉ đạo triển khai chuyển đổi số như: Kế hoạch chuyển đổi số tỉnh Thái Bình năm 2024; Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo về chuyển đổi số tỉnh Thái Bình năm 2024 và các văn bản chuyên đề về chuyển đổi số theo hướng dẫn của Bộ Thông tin và Truyền thông. 
Hoạt động chính quyền số đã đạt được một số kết quả nổi bật có thể kể đến như: Các ngành, địa phương trong tỉnh tiếp tục thực hiện tốt chỉ đạo, điều hành trên môi trường số. Tỷ lệ hồ sơ công việc và tỷ lệ ký số văn bản đều vượt đạt chỉ tiêu đề ra; Ban chỉ đạo về chuyển đổi số thường xuyên rà soát ban hành danh mục dịch vụ công (DVC) trực tuyến toàn trình, DVC trực tuyến một phần theo quy định tại Nghị định số 42/2022/NĐ-CP của Chính phủ ngày 24/6/2022 quy định về cung cấp thông tin và dịch vụ công trực tuyến của cơ quan nhà nước trên môi trường mạng.
Lãnh đạo Bệnh viện Y học cổ truyền tỉnh Thái Bình phổ biến cách dùng thẻ khám, chữa bệnh thông minh, không dùng tiền mặt (Ảnh: nhandan.vn)
Nhờ chỉ đạo kịp thời việc thực hiện rà soát, xử lý hồ sơ trực tuyến nộp từ Cổng dịch vụ công quốc gia quá hạn đang xử lý. Kết quả tỷ lệ hồ sơ quá hạn đã giảm đáng kể, đến tháng 6/2024 Thái Bình còn 5,76% thấp hơn trung bình cả nước 8,05% (trung bình cả nước là 13,81%); Tỷ lệ tiếp nhận hồ sơ trực tuyến được nâng cao rõ rệt, nhất là 25 dịch vụ công thiết yếu theo Đề án 06.
Bên cạnh đó, tỉnh cũng đã ghi nhận những kết quả tích cực trong hoạt động kinh tế số, xã hội số như: Tuyên truyền, phổ biến để các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh, thành phố biết để sử dụng các nền tảng số chuyển đổi số doanh nghiệp nhỏ và vừa; Hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng công cụ do Bộ Thông tin và Truyền thông cung cấp để thực hiện đánh giá mức độ chuyển đổi số doanh nghiệp; Thành phố Thái Bình tích cực triển khai gắn mã QR tại di tích lịch sử trên địa bàn; 
Tỉnh Thái Bình cũng tiếp tục đẩy mạnh triển khai nhóm tiện ích giải quyết thủ tục hành chính, cung cấp DVC trực tuyến; Nhóm tiện ích phục vụ phát triển kinh tế, xã hội; Nhóm phục vụ phát triển công dân số. Toàn tỉnh đã thu nhận 1.723.384 hồ sơ; truyền 1.723.384 hồ sơ; cấp 1.723.374 thẻ; Hoàn thiện hệ sinh thái phục vụ kết nối, khai thác, bổ sung làm giàu dữ liệu dân cư.
Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đạt được vẫn tồn tại một số hạn chế, vướng mắc do tỷ lệ chi ngân sách nhà nước tối thiểu hằng năm cho chuyển đổi số chưa có cơ sở pháp lý đầy đủ để xây dựng ban hành để áp dụng trên địa bàn tỉnh. Đồng thời, một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thực sự quan tâm tập trung lãnh đạo, chỉ đạo, chưa thật sự đổi mới, còn giữ thói quen truyền thống làm việc cũ; trình độ, kỹ năng, nhận thức về chuyển đổi số còn hạn chế. Một bộ phận cán bộ trực tại Bộ phận Tiếp nhận và Trả kết quả cấp xã chưa nêu cao tinh thần trách nhiệm trong việc thực hiện dịch vụ.
Ngoài ra, do nguồn nhân lực Công nghệ thông tin phục vụ cho Chuyển đổi số còn thiếu, khối lượng nhiệm vụ cho chuyển đổi số ngày càng nhiều nên chưa đáp ứng được yêu cầu thực tiễn. Việc thành lập tổ công nghệ số cộng đồng cấp thôn đã được thực hiện nhưng còn hình thức, hiệu quả chưa cao. Một số thành viên tuổi cao, hạn chế về trình độ công nghệ thông tin và kỹ năng vận động, thuyết phục. Bên cạnh đó, chưa có cơ chế, chính sách hỗ trợ cho các hoạt động của Tổ Công nghệ số cộng đồng các cấp, hiện nay thành viên các Tổ chủ yếu là hoạt động trên tinh thần xung kích, tình nguyện dẫn đến hiệu quả chưa cao.
Do đó, để phát huy những kết quả đã đạt được và khắc phục những khó khăn còn tồn tại, trong 6 tháng cuối năm, tỉnh Thái Bình sẽ tiếp tục quán triệt triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả các văn bản chỉ đạo của Chính phủ, Ủy ban quốc gia về chuyển đổi số; phấn đấu hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ theo Kế hoạch hoạt động của Ban Chỉ đạo đã đề ra.
Đồng thời, đẩy mạnh hơn nữa việc sử dụng dịch vụ công trực tuyến, thanh toán trực tuyến qua cổng dịch vụ công quốc gia, số hóa và tái sử dụng kết quả giải quyết TTHC và các loại giấy tờ, thông tin của công dân theo chỉ tiêu của Chính phủ, sử dụng công cụ tích hợp VNeID; nâng cao tỷ lệ TTHC được đơn giản hóa và thường xuyên cải tiến công cụ ứng dụng, khai thác nhằm tạo tiện ích cho người dân.
Xem chi tiết: tại đây
Tố Uyên


Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 7
  • 7
  • 2
  • 6
  • 3
  • 8
  • 0