Thứ sáu, 26/04/2024 | 17:28 - GMT+7

Phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số

Mới đây, Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) - Bộ Kế hoạch và Đầu tư và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) đã công bố hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID WISE) nhằm nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0 và hướng tới nền kinh tế số ở Việt Nam.

22/10/2021 - 15:30
Hệ sinh thái đổi mới sáng tạo cần đầu tư theo chiều sâu
Theo Báo cáo về xếp hạng chỉ số Đổi mới sáng tạo toàn cầu (GII) năm 2021 được Tổ chức Sở hữu trí tuệ thế giới (WIPO) công bố mới đây, Việt Nam xếp thứ 44 trên 132 quốc gia/nền kinh tế. Nhiều chuyên gia đánh giá, hệ sinh thái khởi nghiệp đổi mới sáng tạo của Việt Nam đang phát triển với số lượng doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo nhiều.
Ông Nguyễn Phi Vân - Chủ tịch Mạng lưới đầu tư thiên thần Việt Nam cho rằng, một hệ sinh thái bền vững cần xây dựng bản đồ hành trình của nhân lực đổi mới sáng tạo, từ khi vừa bắt đầu đi học đến khi đã thành công và có thể quay trở về cống hiến, tạo thành một chuỗi giá trị hỗ trợ đổi mới sáng tạo khép kín. “Đây là điều mà Việt Nam đang còn yếu” – ông Vân nhấn mạnh.
Trong khi đó, ông Vũ Duy Thức, sáng lập OhmniLabs nhận định, trong 2-3 năm tới, Việt Nam có cơ hội vàng nếu đầu tư mạnh vào phát triển nguồn nhân lực. Việt Nam có lợi thế về sự học hỏi, về lực lượng dân số trẻ, thông minh và đặc biệt là Nhà nước có chiến lược, mục tiêu rõ ràng trong 5-10 năm tới về phát triển khoa học công nghệ, về AI.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông (Ảnh: Báo Chính phủ)
Mặc dù vậy, theo Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Duy Đông, hệ sinh thái đổi mới sáng tạo Việt Nam đã bước vào giai đoạn trọng yếu, cần nhiều sự đầu tư theo chiều sâu để có thể tạo ra các doanh nghiệp khởi nghiệp sáng tạo có chất lượng cao và mang tầm quốc tế. Để làm được điều này, phát triển nguồn nhân lực được xác định là một trong những nền tảng quan trọng nhất.
“Để giải quyết bài toán nguồn nhân lực chất lượng cao, tận dụng tối đa các tiến bộ công nghệ nhằm nâng cao năng suất lao động, hiệu quả và tăng cường lợi thế cạnh tranh mới của nền kinh tế, Việt Nam cần đào tạo nâng cao và đào tạo lại nguồn nhân lực trong nước, đáp ứng nhu cầu của nền kinh tế trong kỷ nguyên số, thích ứng với trạng thái “bình thường mới” hậu COVID-19,” Thứ trưởng Trần Duy Đông nhấn mạnh.
Ông Trần Huy Đông cũng đánh giá, việc hợp tác giữa Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) và Cơ quan Phát triển Quốc tế Hoa Kỳ (USAID) để thực hiện hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và hệ sinh thái khởi nghiệp" là cần thiết, kịp thời để nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho cuộc CMCN 4.0 và hướng tới nền kinh tế số ở Việt Nam.
Sẵn sàng cho CMCN 4.0
Hoạt động "Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo – Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID WISE) được thực hiện nhằm giúp Việt Nam nâng cao nguồn nhân lực thực hiện Chiến lược quốc gia về CMCN 4.0 và thúc đẩy mô hình tăng trưởng kinh tế. USAID WISE hướng tới xây dựng nguồn nhân lực đáp ứng được các yêu cầu đổi mới, phù hợp với CMCN 4.0 tại Việt Nam với 5 định hướng lớn. Đó là: (1) Đào tạo kỹ năng số cơ bản cho sinh viên và đối tượng mới gia nhập thị trường lao động; (2) Xây dựng một thị trường năng động, chất lượng về đào tạo nâng cao và đào tạo lại về kỹ năng số; (3) Thúc đẩy đổi mới các sản phẩm tài chính sáng tạo cho giáo dục; (4) Nâng cao năng lực cho các tổ chức, doanh nghiệp tham gia phát triển nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số; (5) Xây dựng, vận hành hiệu quả Chương trình Đối tác phát triển nguồn nhân lực đổi mới sáng tạo và CMCN 4.0.
Quang cảnh buổi công bố Hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp”. (Ảnh: https://vneconomy.vn/)
Bà Ann Marie Yastishock - Giám đốc USAID Việt Nam - cho biết, hoạt động USAID WISE thể hiện cam kết của Chính phủ Hoa kỳ trong việc hợp tác với Việt Nam trong quá trình chuyển đổi nền kinh tế, đồng thời hỗ trợ thúc đẩy thực hiện Chiến lược quốc gia về Cách mạng công nghiệp lần thứ tư của Chính phủ Việt Nam; trong đó, tập trung vào việc làm chủ và tích hợp các công nghệ tiên tiến mới, tăng cường đổi mới sáng tạo và thúc đẩy tốc độ tăng trưởng của nền kinh tế số.
Thứ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Trần Huy Đông cũng bày tỏ tin tưởng rằng chương trình sẽ đạt được các mục tiêu đề ra, bởi Việt Nam có lực lượng lao động trẻ, số lượng sử dụng Internet cao, tiếp cận nhanh với công nghệ.
"Đây là lợi thế để Việt Nam có thể nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo và công nghệ số, giúp doanh nghiệp Việt Nam tham gia sâu vào nền kinh tế số, tận dụng được những thành quả của cuộc CMCN 4.0", ông Trần Duy Đông nói.
Hoạt động “Nguồn nhân lực cho đổi mới sáng tạo - Hệ sinh thái khởi nghiệp” (USAID WISE) nằm trong khuôn khổ Chương trình Hỗ trợ tăng trưởng kinh tế châu Á của USAID và sẽ được thực hiện trong 2 năm do USAID tài trợ với nguồn kinh phí 2 triệu USD. USAID WISE cần sự tham gia của 3 đối tượng: Cung (các cơ sở đào tạo), Cầu (người sử dụng lao động), Các bên trung gian (các đối tác tài chính, các tổ chức hỗ trợ tuyển dụng và các bên liên quan khác quan tâm). Trung tâm Đổi mới sáng tạo Quốc gia (NIC) trực thuộc Bộ Kế hoạch và Đầu tư sẽ là đối tác chính từ phía Chính phủ Việt Nam cho hoạt động USAID WISE.
Bích Phương

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 5
  • 4
  • 7
  • 6
  • 7