Tại buổi tiếp Thứ trưởng Ngoại giao Hoa Kỳ Jose Fernandez, Bộ trưởng Bộ Công Thương Việt Nam Nguyễn Hồng Diên đề nghị hai Cơ quan cần sớm thành lập Nhóm công tác trong lĩnh vực bán dẫn và phát triển ngành công nghiệp mang tính chất nền tảng tại Việt Nam.
Tham gia Dự án của Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình xuyên suốt hướng tới “nhà máy thông minh”, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)
Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương đã chủ động trong nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp vào các sản phẩm do Viện chế tạo.
Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phú phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 thực hiện chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 -2030 với quan điểm là lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Phát triển và làm chủ một số công nghệ cao thuộc danh mục công nghệ cao được ưu tiên đầu tư phát triển đạt trình độ tiên tiến trong khu vực, ứng dụng có hiệu quả vào hoạt động sản xuất sản phẩm công nghệ cao, cung ứng dịch vụ công nghệ cao của doanh nghiệp… là mục tiêu được Bộ Công Thương đặt ra trong Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao.
Ngày 20/8, Bộ Công Thương đã ban hành Quyết định 1992/QĐ-BCT phê duyệt khung Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao (Chương trình) thuộc Chương trình quốc gia phát triển công nghệ cao đến năm 2030.
Sáng ngày 14/5/2021, tại trụ sở Bộ Công Thương đã diễn ra Lễ ký kết thỏa thuận hợp tác về chuyển đổi số giữa Bộ Công Thương và Tập đoàn Công nghiệp – Viễn thông quân đội (Viettel).
Bộ Công Thương đã áp dụng chuyển đổi số hay điện tử hoá để tạo điều kiện thuận lợi cho doanh nghiệp tham gia vào hoạt động thương mại quốc tế, tiết kiệm thời gian, chi phí và công sức, từ đó thúc đẩy hoạt động xuất nhập khẩu phát triển, đặc biệt trong bối cảnh diễn biến dịch COVID-19 vẫn chưa có dấu hiệu dừng lại.
Phát biểu tại Lễ khai mạc Chương trình đào tạo chuyên gia khuôn mẫu Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Công Thương Đỗ Thắng Hải cho biết, hiện nay, sản xuất khuôn mẫu đang phát triển theo hướng tập trung đầu tư và phát triển công nghệ.
Bằng phương pháp tổng hợp số liệu, tìm hiểu tài liệu kết hợp các phương pháp thực nghiệm phổ biến, nhóm nghiên cứu của Công ty CP Giấy Vạn Điểm đã sản xuất thành công nhũ tương copolymer styrene acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp. Đây là sản phẩm chống thấm cho bề mặt giấy đầu tiên được sản xuất trong nước có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại.
Số lượng thiết bị IoT trên toàn thế giới đang tăng vọt. Ước tính sẽ có hơn 75 tỷ thiết bị IoT được lắp đặt vào năm 2025, gấp 5 lần so với năm 2015. Đây là thị trường lớn, là cơ hội cho các doanh nghiệp tham gia xây dựng các sản phẩm IoT sáng tạo.
Đó là nhận định của Ông Đỗ Nam Bình, Giám đốc Trung tâm hỗ trợ phát triển công nghiệp - Cục Công nghiệp (Bộ Công Thương) tại buổi khai giảng khóa 10 (IC10) chương trình hợp tác đào tạo chuyên gia tư vấn viên, tư vấn cải tiến sản xuất trong lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ và công nghiệp chế biến và chế tạo do Samsung Việt Nam phối hợp với Bộ Công Thương tổ chức vừa qua.
Các nhiệm vụ khoa học và công nghệ (KH&CN) ngành Công Thương thời gian qua tập trung vào hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng, đổi mới công nghệ, quản trị sản xuất, phát triển sản phẩm theo chuỗi giá trị, để tạo ra hàng hóa mang nhãn hiệu Việt Nam có giá trị gia tăng cao.
Dưới sự bảo trợ của Bộ Công Thương, chương trình Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 ra mắt "Kênh đào tạo trực tuyến trên nền tảng YouTube Livestream", hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ trong mùa đại dịch Covid-19.
Theo Bộ Công Thương, trong bối cảnh cách mạng công nghiệp 4.0, các chính sách ưu đãi, hỗ trợ đối với hoạt động đầu tư đổi mới công nghệ, ứng dụng công nghệ cao đã và đang tạo cơ hội bình đẳng cho tất cả các doanh nghiệp có nhu cầu đầu tư để nâng cao trình độ và hiệu quả sản xuất.
Cho đến nay, tất cả 292 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên; trong đó có 153 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.
Thứ trưởng Bộ Công Thương Cao Quốc Hưng kỳ vọng hợp tác với Google thông qua nhiều chương trình sẽ mang lại hiệu quả to lớn trong việc phát triển nguồn nhân lực có kỹ năng số tại Việt Nam trong kỷ nguyên chuyển đổi số.
Trong thời gian tới, Bộ Công Thương tiếp tục giao nhiệm vụ cho các đơn vị xây dựng kế hoạch tổng thể về ứng dụng CNTT trong các hoạt động quản lý nhà nước của Bộ,