Thứ tư, 01/05/2024 | 02:23 - GMT+7

Chuyển đổi số - Giải pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh trong TKV

Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đang từng bước chuyển mình trong quá trình chuyển đổi số và quản trị công tác khai thác khoáng sản trên nền tảng số.

04/12/2023 - 08:05
Với quyết định số 749/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ ngày 03/06/2020 đã phê duyệt “Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030”. Trong đó nêu rõ tầm nhìn đến năm 2030: Việt Nam trở thành quốc gia số, ổn định và thịnh vượng, tiên phong thử nghiệm các công nghệ và mô hình mới; đổi mới căn bản, toàn diện hoạt động quản lý, điều hành của Chính phủ, hoạt động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, phương thức sống, làm việc của người dân, phát triển môi trường số an toàn, nhân văn, rộng khắp.
Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam cũng đang từng bước chuyển mình trong quá trình chuyển đổi số và quản trị công tác khai thác khoáng sản trên nền tảng số. Đảng uỷ Tập đoàn với Nghị quyết 22-NQ/ĐU ngày 13/1/2022 về thực hiện Chuyển đổi số đến năm 2025, định hướng đến năm 2030: thực hiện nghị quyết, triển khai Chuyển đổi số tại đơn vị. Với mục tiêu: Xây dựng Tập đoàn công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam trở thành doanh nghiệp số vào năm 2030, trong đó chuyển đổi số cơ bản hoàn thành vào năm 2025. Chuyển đổi hầu hết các hoạt động của Tập đoàn trên nền tảng số, tận dụng sức mạnh của công nghệ số, dữ liệu số để gia tăng hiệu quả hoạt động, nâng cao hiệu qủa sản xuất kinh doanh, nâng cao năng suất lao động trong toàn Tập đoàn.
Chương trình hành động 612-CTr/ĐU thục hiện Nghị quyết 22-NQ/ĐU nêu rõ định hướng Chuyển đổi số tại TKV và các đơn vị cơ bản thực hiện theo các bước như sau: Nâng cao nhận thức và tăng cường tuyên truyền; Xây dựng chiến lược, kế hoạch và lộ trình thực hiện; Tập trung chuẩn bị nguồn lực và tài chính; Hoàn thiện hạ tầng, số hoá, chuẩn hoá dữ liệu và quy trình nghiệp vụ; Lựa chọn công nghệ, xây dựng và ứng dụng; Chuyển đổi theo lộ trình, đánh giá cải thiện.
Đến nay tại văn phòng Tập đoàn đã triển khai hệ thống Hoá đơn điện tử tập trung, tiếp tục xây dựng hệ thống quản trị nhân sự, đào tạo, quản lý sức khoẻ người lao động trong toàn tập đoàn. Thử nghiệm thành công hệ thống kết nối toàn tập đoàn (WAN) tiến tới triển khai thật và kết nối, trao đổi số liệu từ cơ quan tập đoàn tới các đơn vị. Nâng cấp hệ thống quản lý văn bản và điều hành công việc (Portal) phục vụ cho việc điều hành nhanh chóng thuần tiện. Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng trugn tâm dữ liệu của Tập đàon tại toà nhà mới tại Hà Nội và Trung tâm điều hành sản xuất tại Quảng Ninh. Mua bản quyền phần mềm hệ thống Office 365 và đẩy mạnh ứng dụng hiệu quả như trong thời gian diễn ra dịch Covid19 vừa qua.
Phòng điều khiển trung tâm - Phân xưởng Khí hóa than Công ty Nhôm Lâm Đồng
Bên cạnh đó các Tổng công ty và các đơn vị trong Tập đoàn đã và đang xây dựng Đề án Chuyển đổi số theo nhu cầu chuyển đổi và quản trị của từng đơn vị. Một số đơn vị đã thực hiện số hoá các hoạt động quản lý như: Tổng công ty Hoá chất mỏ, Tổng công ty Khoáng sản, Công ty than Cao sơn, Công ty Cảng và Kho vận Cẩm phả, Công ty Nhôm Lâm Đồng - TKV … xây dựng hạ tầng kết nối mạng nội bộ trong văn phòng tổng công ty và các đơn vị, triển khai các giải pháp phần mềm ERP dùng chung trong toàn Tổng công ty, triển khai phần mềm quản lý văn bản và điều hành công việc giảm thiểu rất nhiều giấy tờ và thời gian phê quyệt các văn bản của đơn vị, hệ thống báo cáo thông minh dữ liệu được được tập trung khai thác từ mọi khâu của các đơn vị cho lãnh đạo nhanh chóng kịp thời trợ giúp thông tin trong quá trình ra quyết định, các hệ thống điều hành sản xuất với số liệu tập trung định kỳ phục vụ cho việc điều hành sản xuất kinh doanh của đơn vị (tích hơp giải pháp GPRS quản lý từng ca, từng xe, từng công nhân). Giải pháp ứng dụng phần mềm trong công tác giao ca - nhật lệnh đã rút ngắn thời gian rất nhiều của các quản đốc và các công nhân vào ca, thêm vào đó còn tích hợp với các phần mềm khác như Nhân sự quản lý vật tư làm cho quá trính quản lý hoạt động sản xuất có được số liệu nhanh, chính xác kịp thời. Ngoài ra các giải pháp liên quan An toàn thông tin và An ninh bảo mật từng bước được quan tâm và triển khai.
Tập đoàn cũng thường xuyên chỉ đạo Trường quản trị kinh doanh -Vinacomin tổ chức mở các lớp đào tạo chuyên gia CNTT, về thay đổi Nhận thức Chuyển đổi số cho các Cán bộ công nhân viên trong Tập đoàn và tại các đơn vị. Tại một số đơn vị đã xâu dựng đội ngũ tự lập trình và đưua vào các ứng dụng phục vụ hiệu quả hoạt động sản xuất kinh doanh như Công ty Nhôm Lâm đồng - TKV, Công ty than Đào Nai, Công ty than Uông Bí.
Trước đó, trường Quản trị kinh doanh - Vinacomin (VBS) được Tập đoàn giao nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng đội ngũ cán bộ, bao gồm cán bộ lãnh đạo, quản lý, cán bộ chuyên môn, nghiệp vụ, cán bộ của các tổ chức Đảng, Công đoàn, Đoàn thanh niên trong toàn Tập đoàn. Năm 2018, Nhà trường được Tập đoàn tin tưởng giao nhiệm vụ về vận hành hạ tầng Công nghệ thông tin, Tư vấn, quản lý và triển khai các dự án công nghệ thông tin trong Tập đoàn và các đơn vị; từ đó hình thành đội ngữ chuyên về CNTT trong Tập đoàn. Năm 2022 Tập đoàn giao thêm nhiệm vụ Chuyên trách An toàn thông tin trong Tập đoàn cho Nhà Trường.
Mặc dù đã có nhiều cải thiện và tích cực tham gia vào quá trình Chuyển đổi số so với giai đoạn trước nhưng Nghị quyết 22-NQ/ĐU vẫn nêu lên một số tồn tại như: TKV vẫn còn hạn chế về năng lực nghiên cứu công nghệ mới; năng lực tiếp nhận, ứng dụng, khai thác công nghệ số. Sự nhận thức về chuyển đổi số của một số lãnh đạo, quản lý, người lao động trong Tập đoàn còn chưa đầy đủ, toàn diện, còn hoài nghi về sự thành công của công tác chuyển đổi số. Nguyên nhân do Tập đoàn Công nghiệp Than - Khoáng sản Việt Nam không phải là tập đoàn chuyên về công nghệ thông tin, chưa có đơn vị chuyên trách về nghiên cứu ứng dụng công nghệ mới. Các công nghệ của cuộc CMCN 4.0 như Trí tuệ nhân tạo, Dữ liệu lớn, IoT …cần thời gian tìm hiểu để ứng dụng vào thực tế, nguồn lực chất lượng cao để nắm bắt được các công nghệ mới này; đồng thời hiệu chỉnh các quy trình thủ công trước đây thành các quy trình tác nghiệp trên nền tảng số. Cơ chế chính sách cho việc thử nghiệm ứng dụng các công nghệ mới còn thiếu đồng bộ, gây khó khăn cho quá trình triển khai, trong đó có một số cơ chế như đấu thầu không  vận dụng được trong quá trình nghiên cứu thử nghiệm công nghệ mới. Cơ sở hạ tầng, trang thiết bị cho ứng dụng và phát triển công nghệ thông tin chưa đồng bộ, một số nơi còn lạc hậu, không đáp ứng được yêu cầu nâng cấp, hiện đại hoá. Việc triển khai ứng dụng công nghệ thông tin còn rời rạc, cục bộ ở một số đơn vị, bộ phận, trong một số chuyên ngành; việc tuyển dụng nhân lực CNTT trình độ cao còn khó khăn; kinh phí cho đào tạo, thu hút nguồn nhân lực CNTT chưa tương xứng với nhu cầu. Tư duy trong chuyển đổi số còn chậm đổi mới, chưa có các định hướng phù hợp để thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Nhận thức chuyển đổi số còn chưa thống nhất. Nguồn lực đầu tư cho chuyển đổi số chưa đáp ứng yêu cầu phát triển.
Những điều này đặt ra nhiều thách thức nhưng cũng mở ra cơ hội để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn trong các năm tiếp theo. Làm sao mọi hoạt động được chuyển đổi trên nền tảng số, có đội ngũ nhân lực đáp ứng các như cầu chuyển đổi số để giải quyết các bài toán về mỏ thông minh nâng cao năng suất và hiệu quả.
Để đẩy nhanh quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn và các đơn vị, cần triển khai như sau:
Một là, cần bắt tay ngay và quyết tâm vào chuyển đổi số tất cả các hoạt động, cũng không thể đặt mục tiêu làm nhanh để hoàn thành. 
Hai là, đặt mục tiêu thông minh hoá các hoạt động trong các điều kiện hiện có, dựa vào các công nghệ số, dữ liệu và kết nối.
Ba là, có lộ trình hợp lý để hiện đại hoá công nghệ mỏ và doanh nghiệp mỏ dựa trên hiệu quả kinh tế (do công nghệ thay rất nhanh).
Nguồn: vinacomin.vn/

Cùng chuyên mục

Sản phẩm công nghệ cao, công nghệ xanh cho người tiêu dùng và sản xuất

26/04/2024 - 08:32

Ngày 25/4, tại Hà Nội, Trung tâm Giao dịch thông tin, công nghệ và thiết bị (Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia) phối hợp Hội Tự động hóa Việt Nam, Hiệp hội Doanh nghiệp khoa học và công nghệ Việt Nam, Hội Kinh tế số, Chi hội Doanh nhân xúc tiến thương mại quốc tế tổ chức “Triển lãm sản phẩm khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo”. Nhiều sản phẩm ứng dụng công nghệ cao, công nghệ xanh lần đầu được giới thiệu đến người tiêu dùng và cho sản xuất.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 9
  • 8
  • 2
  • 9
  • 0