Thứ bảy, 27/04/2024 | 08:58 - GMT+7

Doanh nghiệp nhỏ và vừa: Thách thức chuyển đổi số

Chuyển đổi số (CĐS) đối với doanh nghiệp, không còn chỉ là tầm nhìn, mà là nhu cầu cần thiết để tồn tại và phát triển trong bối cảnh đại dịch Covid-19 cũng như xu thế toàn cầu. Tuy nhiên, CĐS đối với các doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV) Việt Nam, còn gặp rất nhiều khó khăn, thách thức.

14/09/2021 - 10:36
Dẫn khảo sát về chuyển đối số trong DNNVV trong đại dịch Covid-19, do Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam (VCCI) thực hiện, tại Hội thảo trực tuyến “CĐS từ chính sách đến giải pháp thực tiễn cho doanh nghiệp nhỏ và vừa”, do VCCI phối hợp với HP tổ chức sáng ngày 9/9/2021, ông Nguyễn Trung Thực - Viện Tin học VCCI - chia sẻ: Số DNNVV ứng dụng công nghệ vào CĐS phục vụ sản xuất, kinh doanh đã tăng khoảng 60,6% so với trước khi có dịch, tập trung vào các khâu tổ chức làm việc tại nhà, họp hành từ xa, bán hàng và tiếp thị trực tuyến... Tuy nhiên, có khoảng trên 70% số DNNVV hiện nay còn thiếu kỹ năng kỹ thuật số, thiếu nguồn nhân lực đáp ứng được yêu cầu CĐS, thiếu tư duy và tầm nhìn về CĐS…
Khảo sát của VCCI với khoảng 10.000 DN, cho thấy, đại dịch Covid-19 đã tác động ảnh hưởng đến trên 87% số DN. Đợt bùng phát dịch Covid-19 lần thứ tư (từ cuối tháng 4/2021 đến nay), đã khiến các DN bị sụt giảm từ 50 - 90% doanh thu so với trước, nhiều DN đã phải tạm ngừng sản xuất, kinh doanh. Để vượt qua khó khăn, nhiều DN đã CĐS nhằm tối hóa hoạt động quản trị DN, bán hàng... Tuy nhiên, họ lại gặp phải những thách thức không nhỏ về thiếu nền tảng công nghệ thông tin đủ mạnh để CĐS; thiếu thiếu kỹ năng và tư duy về kỹ thuật số, thách thức về văn hóa chuyển đổi số trong DN; khó khăn trong việc đào tạo nguồn nhân lực đáp ứng yêu cầu CĐS.
Ông Hoàng Quang Phòng - Phó Chủ tịch VCCI - khẳng định: VCCI đang nỗ lực hỗ trợ các DNNVV trong việc định hướng, tiếp cận khung CĐS, tìm ra những giải pháp phù hợp nhất để ứng dụng công nghệ vào CĐS nhằm nâng cao năng lực cạnh tranh, tham gia vào chuỗi giá trị toàn cầu, thích ứng với bối cảnh mới, tăng tốc hội nhập và phát triển bền vững.
Chuyển đối số không còn là tầm nhìn, mà là nhu cầu để phát triển của doanh nghiệp. Ảnh minh họa
Đại diện Trung tâm Hỗ trợ DNNVV - Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cũng cho biết, hiện Bộ Kế hoạch Đầu tư đang nghiên cứu để trình Chính phủ lồng nghép các chương trình hỗ trợ DN về các giải pháp thực hiện CĐS, dự kiến sẽ bắt đầu triển khai thực hiện từ năm 2022.
Bà Dương Thị Hạnh Phúc - Giám đốc tiếp thị HPE Việt Nam, chia sẻ: CĐS là con đường ngắn nhất để DN tối ưu hóa doanh thu, lợi nhuận, bởi nó góp phần hỗ trợ gia tăng khách hàng, tối ưu hóa năng lực vận hành, cải thiện năng suất lao động, thúc đẩy đổi mới sáng tạo trong DN. Tuy nhiên, DN cần phải có hạ tầng công nghệ thông tin đủ mạnh, có nhân lực chuyên trách về công nghệ thông tin mới có thể CĐS và đảm bảo cho hệ thống vận hành tốt, kết nối thông suốt và an toàn. Các DNNVV do hạn chế về nguồn vốn, khi CĐS cần lựa chọn các phương án phù hợp với mô hình nhỏ, gọn, dễ triển khai, dễ cấu hình, dễ quản lý, với mức chi phí hợp lý nhất. Hiện các nhà cung cấp công nghệ đã có những giải pháp phù hợp với DNNVV phục vụ CĐS, dữ liệu vẫn được bảo mật tuyệt đối, đảm bảo có thể vận hành mọi hoạt động thông suốt.
Ông Tôn Anh Dũng - Giám đốc sản phẩm, Công ty Cổ phần công nghệ Elite - cho biết: Đại dịch Covid-19 đã khiến 70% DN lựa chọn giải pháp cho nhân viên làm việc trực tuyến tại nhà thông qua mạng Internet. Tốc độ CĐS trong cộng đồng DN đã tăng nhanh gấp 5 lần so với trước khi có dịch. Trong điều kiện qui mô, tiềm lực các DNNVV vẫn có thể áp dụng các mô hình CĐS từ đơn giản đến cao cấp. Chẳng hạn, số hóa cho mô hình kết nối từ 50 người đến 100 người dùng, mức đầu tư chỉ từ 50-80 triệu đồng và vẫn có khả năng nâng cấp. DN nào có điều kiện hơn, có thể đầu tư số hóa theo mô hình kết nối từ 200 người, mức đầu tư khoảng 200 triệu đồng, có thể tương thích được hầu hết các thiết bị công nghệ trên thị trường, độ tin cậy an toàn thông tin, bảo mật rất cao và khả năng nâng cấp cũng rất cao.
CĐS có thể hiểu nôm nan là việc ứng dụng các giải pháp công nghệ số vào sản xuất, kinh doanh, quản trị DN, để tạo ra những giá trị mới. Tuy nhiên, bắt đầu CĐS từ khâu nào, thì DN cần cân nhắc sao cho phù hợp. Bởi cũng đã có DN thực hiện CĐS không thành công, do sử dụng các phần mềm công nghệ không phù hợp, hoặc không có khả năng khai thác và sử dụng hiệu quả công nghệ, hoặc lựa chọn các nhà cung cấp giải pháp CĐS không phù hợp…
Đại diện Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cho rằng, CĐS với các DNNVV, cần theo lộ trình với những giải pháp phù hợp ở từng cấp độ, từ số hóa dữ liệu (văn bản, giấy tờ…), tới ứng dụng các phần mềm vào quản lý nội bộ, tiến tới CĐS trở thành một DN số có thể thực hiện điều hành, quản trị DN, tổ chức kinh doanh… hoàn toàn số hóa.
Theo Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

Hơn 500 doanh nghiệp tham gia Diễn đàn và Triển lãm quốc tế Đô thị thông minh châu Á lần 3

22/04/2024 - 08:40

Từ ngày 17/4 đến 19/4, tại Thành phố Hồ Chí Minh, Công ty Exporum Việt Nam phối hợp cùng Hội Tự động hóa Việt Nam, Hội Truyền thông số Việt Nam, Hội Tin học Thành phố Hồ Chí Minh, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số đồng tổ chức Diễn đàn và Triển lãm Quốc tế Đô thị thông minh châu Á - Smart City Asia 2024 lần 3 với chủ đề Công nghệ Số và Công nghệ Xanh trong phát triển đô thị thông minh.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 6
  • 0
  • 2
  • 9
  • 3