Thứ ba, 19/03/2024 | 16:23 - GMT+7

Tháng 12/2020, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh sẽ có sóng VinaPhone 5G

Bộ Thông tin - Truyền thông đã chính thức cho phép Tập đoàn VNPT thử nghiệm thương mại 5G tại các băng tần 2.600MHz, 3.700-3.800MHz (C-Band). VNPT cũng là đơn vị duy nhất thử nhiệm thương mại 5G tại cả 2 thành phố lớn nhất cả nước.

25/11/2020 - 09:42
Bộ Thông tin - Truyền thông đã chính thức cho phép Tập đoàn VNPT thử nghiệm thương mại 5G tại các băng tần 2.600MHz, 3.700-3.800MHz (C-Band). VNPT cũng là đơn vị duy nhất thử nhiệm thương mại 5G tại cả 2 thành phố lớn nhất cả nước.
Để nhiều khách hàng có điều kiện trải nghiệm tốc độ vượt trội của 5G, VNPT sẽ triển khai vùng phủ sóng 5G liền mạch tại các quận trung tâm của Hà Nội và Hồ Chí Minh, bao gồm các địa điểm tập trung đông người, không gian công cộng.
VNPT đang hoàn thiện những khâu cuối cùng, để đưa Việt Nam trở thành quốc gia tiếp theo phổ cập mạng 5G
Đặc biệt, cùng với việc phát sóng VinaPhone 5G thử nghiệm thương mại, VNPT cũng chuẩn bị các điểm trải nghiệm 5G phục vụ miễn phí cho khách hàng. Người dùng di động có thể đến các điểm trải nghiệm 5G của VNPT tại Hà Nội và Hồ Chí Minh để trải nghiệm công nghệ 5G với trên các mẫu điện thoại hỗ trợ 5G mới nhất cũng như các ứng dụng công nghệ hấp dẫn như AR/VR, điều khiển robot thông qua 5G với sự chính xác tuyệt đối. Với các người dùng có sẵn thiết bị hỗ trợ 5G, VNPT sẽ dành nhiều chính sách hấp dẫn để khách hàng chủ động trải nghiệm trong vùng phủ sóng.
Song song với việc chuẩn bị mạng lưới, VNPT cũng phối hợp với các nhà sản xuất điện thoại để thực hiện kiểm tra tích hợp các thiết bị đầu cuối 5G đang có mặt trên thị trường, nhằm bảo đảm tối ưu trải nghiệm của khách hàng với mạng VinaPhone 5G.
Đại diện Tập đoàn VNPT cho biết, công đoạn chuẩn bị cho việc thử nghiệm thương mại 5G đang trong giai đoạn cuối. Trước đó, VNPT đã thử nghiệm 5G tích hợp trên hệ thống mạng vô tuyến, truyền dẫn và mạng lõi hiện hữu do vậy quá trình chuẩn bị cho thử nghiệm thương mại rất thuận lợi.
5G là viết tắt của Fifth Generation (Thế hệ thứ năm), tên của tiêu chuẩn tiếp theo trong giao tiếp di động sau tiêu chuẩn LTE (4G) hiện tại, nối tiếp UMTS (3G) và GSM (2G). Tốc độ của 5G nhanh gấp khoảng 10 lần so với 4G. Băng thông của mạng 5G cũng cho phép số lượng thiết bị cùng kết nối nhiều gấp 100 lần so với mạng 4G. Đây là điều kiện quan trọng để triển khai các ứng dụng IoT (Internet vạn vật) trong tương lai như: Thành phố thông minh, công nghiệp ô tô….
Theo: Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

11/03/2024 - 13:36

Tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước. Khai thác tối đa mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) được xác định là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa

Xem thêm

  • Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

  • Kế hoạch truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024

  • Năm 2024: Ninh Bình phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh/thành có chỉ số DTI cao trong toàn quốc

  • TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Thừa Thiên Huế: Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

  • Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính

  • Duy trì vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 3
  • 9
  • 3
  • 6
  • 6