Thứ hai, 29/04/2024 | 02:35 - GMT+7

Hội thảo giới thiệu "Triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị ngành dệt may - ITME 2016 tại Ấn Độ"

Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 8/12/2016 tại thành phố Mumbai, Ấn Độ với sự bảo trợ của Bộ Dệt may Ấn Độ và Bộ Công nghiệp nặng Ấn Độ.

14/10/2016 - 08:37

Ngày 7/10/2016, hội thảo giới thiệu “Triển lãm quốc tế về máy móc, thiết bị ngành dệt may ITME 2016 tại Ấn Độ” đã được tổ chức tại thành phố Hồ Chí Minh. Triển lãm sẽ diễn ra từ ngày 3 đến ngày 8/12/2016 tại thành phố Mumbai, Ấn Độ với sự bảo trợ của Bộ Dệt may Ấn Độ và Bộ Công nghiệp nặng Ấn Độ. Đây là triển lãm ngành dệt may lớn thứ 2 trên thế giới, là nơi các doanh nghiệp có cơ hội tìm kiếm đối tác trong lĩnh vực máy móc, thiết bị dệt may, nguyên phụ liệu, sợi, hóa chất, thuốc nhuộm và các dịch vụ liên quan được tổ chức 4 năm 1 lần.

Phát biểu tại hội thảo, ông Võ Tấn Thành - Phó chủ tịch Phòng Thương mại và Công nghiệp Việt Nam nhấn mạnh: “Ấn Độ là nước có ngành dệt may phát triển mạnh, là ngành đứng thứ 2 thế giới thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới. Năm 2015, theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ đạt 5,1 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, hai nước đang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ sẽ đạt 15 tỷ đô la Mỹ. Trong thời gian qua Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam cò khiêm tốn chỉ mới trên 500 triệu đô la Mỹ với 130 dự án. Gần đây đã có nhiều Tập đoàn lớn của Ấn Độ đã đến khảo sát thực tế, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh. Ấn Độ là nước có ngành dệt may phát triển mạnh, là ngành đứng thứ 2 thế giới thu hút sự quan tâm của cộng đồng doanh nghiệp trên thế giới. Năm 2015, theo số liệu thống kê của hải quan Việt Nam kim ngạch xuất nhập khẩu Việt Nam - Ấn Độ đạt 5,1 tỷ đô la Mỹ. Hiện nay, hai nước đang đề ra mục tiêu phấn đấu đến năm 2020 kim ngạch thương mại hai chiều Việt Nam - Ấn Độ sẽ đạt 15 tỷ đô la Mỹ. Trong thời gian qua Ấn Độ đầu tư vào Việt Nam cò khiêm tốn chỉ mới trên 500 triệu đô la Mỹ với 130 dự án. Gần đây đã có nhiều Tập đoàn lớn của Ấn Độ đã đến khảo sát thực tế, tìm kiếm cơ hội đầu tư vào Việt Nam tăng mạnh”.

Ngành dệt may Ấn Độ chiếm 20% sản lượng công nghiệp và 15% kim ngạch xuất khẩu của Ấn Độ. Ngành dệt may Ấn Độ không chỉ cạnh tranh nhờ ưu điểm về chất lượng mà còn về giá cả. “Hiện tại, Ấn Độ đang muốn mở rộng hoạt động đầu tư, kinh doanh lĩnh vực máy móc kỹ thuật, thiết bị công nghệ dệt may ra thị trường nước ngoài; trong đó có Việt Nam”, bà Seema Srivastava, Giám đốc điều hành Hiệp hội Máy móc và Thiết bị dệt may Ấn Độ cho biết tại hội thảo.

Được biết, triển lãm ITME Ấn Độ 2016 có 210 công ty đến từ 37 quốc gia và vùng lãnh thổ như: Pakistan, Bangladesh, Sri Lanka, Thailan, Malaysia, Indonesia, Kenya, Ethiopia, Trung Đông…, trưng bày đa dạng các máy may, máy dệt, máy cắt vải tự động, máy kéo sợi, chế biến sợi và nguyên phụ liệu, vải, sợi...; các giải pháp công nghệ ngành dệt may của các công ty hàng đầu trên thế giới trong lĩnh vực thiết bị và nguyên phụ liệu dệt may… Dự kiến sẽ thu hút hơn 1.500.000 khách tham quan.

Lan Phương

 

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 7
  • 7
  • 6
  • 6
  • 9