Việt Nam đang đứng trước cơ hội có thể gọi là “trăm năm có một” để có thể phát triển và tham gia sâu vào chuỗi giá trị và chuỗi cung ứng toàn cầu của các ngành công nghiệp công nghệ thông tin, điện tử-viễn thông.
Silicon là một chất bán dẫn phổ biến nhưng không tối ưu trong việc dẫn nhiệt. Đó là lý do gây ra các vấn đề quá nhiệt và phải đầu tư hệ thống làm mát tốn kém trong thiết kế máy tính. Gần đây, nhóm nghiên cứu của GS Jungwoo Shin (Đại học Houston, Hoa Kỳ) đã chỉ ra rằng, arsenide boron hình khối khắc phục được hạn chế của silicon như một vật liệu bán dẫn.
Hiện nay, ngành điện tử và linh kiện đang là một điểm sáng trong nền kinh tế của Việt Nam. Giai đoạn 2016- 2020, ngành điện tử và linh kiện đã phát triển rất mạnh mẽ với các dự án đầu tư nước ngoài, các tập đoàn lớn như Samsung, LG cũng đã đầu tư xây dựng các cơ sở sản xuất các sản phẩm điện tử công nghệ cao với quy mô lớn ở Việt Nam.
Theo thống kê của cục Hải quan, lượng dung môi IPA nhập khẩu vào Việt Nam trong những năm gần đây khoảng 4.000 tấn/năm, trong đó, khoảng 10% được sử dụng cho ngành điện tử.
Theo Bộ Công Thương, trong quý I/2020, ngành sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học tăng 14,3% so với cùng kỳ năm trước. Đây là một trong những điểm sáng của sản xuất công nghiệp (SXCN) trong bối cảnh dịch Covid -19 có tác động tiêu cực.
So với các ngành khác, ngành Công nghiệp điện tử của nước ta mặc dù hình thành chậm nhưng có tốc độ tăng trưởng khá nhanh qua các năm và ngày càng đóng vai trò quan trọng hơn trong sản xuất công nghiệp và xuất khẩu của nền kinh tế. Bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế ngày càng sâu rộng đặt ra yêu cầu về những giải pháp mạnh mẽ cũng như sự chuẩn bị về năng lực cạnh tranh và công nghệ để ngành Công nghiệp điện tử của nước ta có thể tham gia vào sâu hơn vào chuỗi giá trị sản xuất toàn cầu…
Ngành công nghiệp điện tử Việt Nam phải nhập đến 77% linh kiện, trong đó nhập khẩu linh kiện điện, điện tử cơ bản lên đến hơn 98%; nhập linh kiện điện, điện tử chuyên dụng hơn 84%.
Bên cạnh ngành cơ khí chế tạo, hóa chất - cao su - nhựa và chế biến tinh lương thực thực phẩm, ngành điện tử - công nghệ thông tin được TP. Hồ Chí Minh chọn là ngành công nghiệp trọng yếu.
Ngành công nghiệp điện tử (CNĐT) của nhiều nước châu Á chỉ mất chừng 20 năm để rõ hình hài cùng các sản phẩm chủ lực. Nhưng CNĐT của Việt Nam hiện đã có dư 30 năm phát triển mà vẫn ở chỗ thấp nhất trong chuỗi giá trị gia tăng. Vì sao vậy?
Những năm gần đây, ngành công nghiệp điện tử của tỉnh Vĩnh Phúc đã có những bứt phá ngoạn mục. Xuất khẩu hàng điện tử của tỉnh luôn khẳng định được thế mạnh là ngành công nghiệp mũi nhọn của tỉnh.
Ngày 13/9/2017, ba triển lãm gồm NEPCON Việt Nam 2017, Triển lãm Sản phẩm Công nghiệp hỗ trợ (ICSV) 2017, Triển lãm Công nghiệp hỗ trợ Việt Nam – Nhật Bản lần thứ 7 đã chính thức khai mạc.
Ngành công nghiệp điện tử đang có mức tăng trưởng hàng năm khá cao, song do nền công nghiệp hỗ trợ kém và lệ thuộc chủ yếu vào nguyên liệu nhập khẩu nên dẫn đến giá trị thu về chẳng được bao nhiêu.
Nhờ nhu cầu sử dụng các sản phẩm các sản phẩm điện tử thông minh của của người dân ngày càng tăng, những năm gần đây, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử, gia công linh kiện điện tử đã vượt qua công nghiệp dệt may, công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy…trở thành ngành hàng chủ lực, dẫn đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Vĩnh Phúc.