Thứ ba, 30/04/2024 | 02:32 - GMT+7

Sản phẩm công nghiệp điện tử dẫn đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Vĩnh Phúc

Nhờ nhu cầu sử dụng các sản phẩm các sản phẩm điện tử thông minh của của người dân ngày càng tăng, những năm gần đây, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử, gia công linh kiện điện tử đã vượt qua công nghiệp dệt may, công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy…trở thành ngành hàng chủ lực, dẫn đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Vĩnh Phúc.

14/11/2016 - 08:28

Nhờ nhu cầu sử dụng các sản phẩm các sản phẩm điện tử thông minh của của người dân ngày càng tăng, những năm gần đây, công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử, gia công linh kiện điện tử đã vượt qua công nghiệp dệt may, công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy…trở thành ngành hàng chủ lực, dẫn đầu danh sách các mặt hàng xuất khẩu của Vĩnh Phúc.

Theo thống kê, hiện toàn tỉnh có 56 doanh nghiệp công nghiệp điện tử hoạt động trong các khu công nghiệp. Thời gian qua, nhờ môi trường đầu tư được cải thiện và sự nỗ lực vượt khó, đổi mới phương thức sản xuất, kinh doanh nên hoạt động của các doanh nghiệp này ngày càng phát triển, khẳng định vị trí trên thị trường. 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử và gia công linh kiện điện tử đã sản xuất được trên 37,633 triệu sản phẩm, doanh thu trên 911,1 triệu USD; nộp ngân sách nhà nước 126,3 tỷ đồng. Đặc biệt, đây là nhóm hàng đạt giá trị xuất khẩu cao nhất trong 6 ngành công nghiệp chủ lực của tỉnh, với 837,3 triệu USD, tăng 161% so với cùng kỳ năm ngoái, cao hơn 681,8 triệu USD so với ngành dệt may và cao hơn 803,9 triệu USD so với công nghiệp hỗ trợ ô tô, xe máy.

Là doanh nghiệp 100% vốn đầu tư Hàn Quốc, cùng với tập trung nghiên cứu, sản xuất, cung ứng kịp thời hàng triệu camera và camera điện thoại thông minh cho Công ty Samsung Việt Nam, 5 năm qua, Công ty TNHH Haesung Vina, khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên luôn chủ động tìm hiểu thị trường, tìm kiếm bạn hàng tiềm năng và đầu tư cải tiến công nghệ, nâng cao tay nghề cho lao động. 9 tháng đầu năm 2016, Công ty đã cung cấp cho Công ty Samsung Việt Nam hơn 36,5 triệu sản phẩm, doanh thu 215,9 triệu USD, tăng 33% so với cùng kỳ năm ngoái, nộp ngân sách nhà nước 7,4 tỷ đồng. Hiện Công ty đang tạo việc làm, thu nhập ổn định cho trên 3.000 lao động. Theo lãnh đạo Công ty, năm 2016, Công ty sẽ đạt và vượt các mục tiêu doanh thu 219 triệu USD, bởi hiện nay, đơn đặt hàng có xu hướng tăng do nhu cầu sử dụng các sản phẩm điện thoại thông minh của người dân ngày càng tăng. 

Sau 15 lần tăng vốn đầu tư, từ 18,6 triệu USD lên 150,5 triệu USD, Công ty Partron Vina, khu công nghiệp Khai Quang, thành phố Vĩnh Yên đã không ngừng nhập khẩu thêm máy móc, trang thiết bị, tăng quy mô sản xuất ISM từ 195 triệu sản phẩm/năm lên 200 triệu sản phẩm/năm; motor từ 36 triệu sản phẩm/năm lên 40 triệu sản phẩm/năm; lens từ 95 triệu sản phẩm/năm lên 105 triệu sản phẩm/năm. Riêng 9 tháng đầu năm, Công ty đã cung ứng kịp thời cho các đối tác trên 520 triệu sản phẩm cảm biến; trên 100 triệu đèn nền Blu, lens, moto, IR, LCM và gần 600 triệu anten điện thoại, với tổng doanh thu 45,2 triệu USD, nộp ngân sách nhà nước 1,2 tỷ đồng. Hiện Công ty đang tạo việc làm ổn định cho trên 5.000 lao động, với mức lương bình quân 5,5 triệu đồng/người/tháng. 

Nhờ hấp thụ tốt các chính sách ưu đãi đầu tư của tỉnh, các doanh nghiệp công nghiệp điện tử, công nghiệp hỗ trợ điện tử ngày càng phát triển, đóng góp quan trọng vào thu ngân sách, giải quyết việc làm cho lao động địa phương, với doanh thu tăng trưởng bình quân 12%/năm. Tuy nhiên, theo thống kê của Cục thống kê tỉnh, giá trị xuất khẩu linh kiện điện tử của Vĩnh Phúc chủ yếu đến từ các doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài. Trong khi đó, các nguyên vật liệu phục vụ sản xuất linh kiện điện tử ở Vĩnh Phúc nói riêng, Việt Nam nói chung chưa phát triển. 9 tháng đầu năm, các doanh nghiệp đã nhập khẩu 752,9 triệu USD chi tiết, nguyên liệu điện tử, tăng 43% so với cùng kỳ năm 2015.  

Theo phản ánh của một số doanh nghiệp sản xuất công nghiệp điện tử, hiện nay, mức thuế suất của Việt Nam đối với các mặt hàng điện tử được cắt giảm theo hướng giảm dần, tuy nhiên, giá thành và đầu ra của sản phẩm không ổn định do mức thuế nhập khẩu phụ tùng linh kiện điện tử vẫn cao hơn thuế nhập khẩu nguyên chiếc.  

Để giải quyết được bài toán nguyên liệu và thị trường cho các doanh nghiệp sản xuất linh kiện điện nói riêng, sản xuất công nghiệp ở Vĩnh Phúc nói chung, thời gian qua, Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh đã ban hành và triển khai nhiều giải pháp nhằm thu thút và khuyến khích các nhà đầu tư vào lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ, nâng cao tỷ lệ nội địa hóa. Đồng thời, đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến đầu tư, hỗ trợ thị trường tiêu thụ, xây dựng các mô hình liên kết 3 nhà: Nhà nước – doanh nghiệp và người tiêu dùng trong thời kỳ hội kinh tế quốc tế.  

Theo vinhphuc.gov.vn

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 2
  • 9
  • 0
  • 3
  • 7
  • 8