Định hướng phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng đến năm 2030 với mục tiêu giai đoạn 2020 - 2025 thu hút ít nhất 3 dự án có quy mô vốn trên 100 triệu USD và đến năm 2030, phát triển khu công nghệ cao Đà Nẵng đồng bộ với các khu công nghệ cao Hoà Lạc và TP. HCM.
Tỉnh Hà Giang và Tập đoàn VNPT thống nhất phát huy tối đa thế mạnh của hai bên, giúp Hà Giang xây dựng thành công chính quyền số, kinh tế số và xã hội số, triển khai hiệu quả các sản phẩm chuyển đổi số, hoàn thiện hệ thống hạ tầng viễn thông, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao phục vụ chuyển đổi số…
Ngày 28/2, Ủy ban nhân dân thành phố Hải Phòng phối hợp Bộ Khoa học và Công nghệ, Bộ Thông tin và Truyền thông tổ chức Hội thảo khoa học “Thúc đẩy phát triển kinh tế số tại thành phố Hải Phòng”.
Mặc dù tốc độ tăng trưởng kinh tế số của Việt Nam nhanh thứ hai thế giới, nhưng quy mô nền kinh tế số của Việt Nam còn nhỏ, còn nhiều điểm nghẽn cần được mở khóa.
Chuyển đổi số trong lĩnh vực kinh tế - xã hội sẽ góp phần nâng cao vị thế của tỉnh Lạng Sơn trong cả nước cũng như góp phần nâng cao chất lượng đời sống của của người dân địa phương. Để thúc đẩy kinh tế số, xã hội số, UBND tỉnh Lạng Sơn đã đề ra những nhiệm vụ cụ thể, được nêu rõ trong Kế hoạch số 247/KH-UBND về Chuyển đổi số tỉnh Lạng Sơn năm 2023.
Thành ủy Hà Nội đang xây dựng chương trình hành động thực hiện Nghị quyết số 29-NQ/TW ngày 17/11/2022 của BCH Trung ương về tiếp tục đẩy mạnh công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045.
Vừa qua, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Vĩnh Long Nguyễn Văn Liệt đã ký Quyết định số 2869/QĐ-UBND ban hành Chương trình xúc tiến đầu tư năm 2023 của tỉnh Vĩnh Long (Chương trình).
Trong năm 2022, tỉnh Thanh Hóa đã đẩy mạnh công tác chuyển đổi số trong kinh tế - xã hội, góp phần nâng cao chất lượng đời sống cũng như đóng góp vào mục tiêu chung chuyển đổi số quốc gia.
Chính phủ Việt Nam đã đưa mạng 5G thử nghiệm thương mại từ tháng 12/2020. Theo tính toán đến năm 2025, 5G đóng góp vào sự tăng trưởng GDP Việt Nam từ 7,3 đến 7,4% bởi công nghệ này có thể nâng cao năng suất lao động, hiệu suất làm việc của doanh nghiệp.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đánh dấu sự phát triển vượt bậc trong việc sử dụng dữ liệu vào các hoạt động của đời sống xã hội, nhất là trong lĩnh vực sản xuất kinh doanh. Bắt nhịp xu thế đó, Quảng Ninh đang đẩy mạnh phát triển kinh tế số để gia tăng giá trị sản xuất, nâng cao chất lượng tăng trưởng, chất lượng cuộc sống cũng như năng lực cạnh tranh của tỉnh.
Mới đây, UBND tỉnh Đồng Nai đã ban hành kế hoạch số 198/KH-UBND về phát triển kinh tế số và xã hội số tỉnh Đồng Nai đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 (Kế hoạch),
Tham gia Dự án của Bộ Công Thương và Samsung Việt Nam, các doanh nghiệp công nghiệp hỗ trợ trong nước đã được đào tạo và hướng dẫn để hoạch định chiến lược cũng như xây dựng một lộ trình xuyên suốt hướng tới “nhà máy thông minh”, tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu. (Nguồn: Tạp chí Công Thương)
Theo chuyên gia kinh tế Vũ Vinh Phú, kinh tế số - kinh tế tuần hoàn là đòn bẩy giúp kinh tế Việt Nam trong những năm gần đây có tốc độ phát triển vượt bậc trong khu vực Đông Nam Á nói riêng và châu Á nói chung.
Đại hội XIII của Đảng xác định: Chuyển đổi số một trong những định hướng phát triển, nhiệm vụ trọng tâm và khâu đột phá chiến lược. Nội dung này đã và đang được cấp uỷ các cấp ở Phú Thọ tập trung triển khai với quyết tâm, quyết liệt trên cả 3 trụ cột: chính quyền số, kinh tế số và xã hội số.
Trong năm 2023, tỉnh Quảng Nam sẽ ưu tiên thu hút các ngành kinh tế số, các ngành phát triển trên nền tảng công nghệ 4.0 như công nghiệp ICT, kỹ thuật số, kỹ thuật nano, công nghiệp sinh học, vật liệu mới, dược phẩm, sinh học, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, công nghệ môi trường, năng lượng sạch…