Vừa qua, Sở Khoa học và Công nghệ TP.HCM và Trung tâm Đổi mới Kinh tế Sáng tạo tỉnh Jeonbuk - Hàn Quốc đã ký thỏa thuận hợp tác, nhằm tạo cơ hội phát triển - giao thương cho doanh nghiệp Việt - Hàn.
Để bắt nhịp với sự chuyển mình mạnh mẽ của thời đại công nghiệp 4.0, nhiều doanh nghiệp tại tỉnh Vĩnh Phúc đã chủ động cải tiến công nghệ, hệ thống máy móc, đầu tư trang thiết bị hiện đại để gia tăng hiệu quả sản xuất, nâng cao vị thế doanh nghiệp.
Trong hai năm qua, Dự án Thúc đẩy cải cách và nâng cao năng lực kết nối của doanh nghiệp nhỏ và vừa (USAID LinkSME) đã hỗ trợ đào tạo chuyên sâu hàng nghìn doanh nghiệp địa phương về chuyển đổi số.
Số liệu vừa được Tổng cục Thống kê công bố, quý I/2023, trong số 4 mặt hàng có kim ngạch xuất khẩu từ 1 tỷ USD trở lên thì điện thoại - linh kiện và điện tử - máy tính lần lượt chiếm 2 vị trí đầu tiên với giá trị xuất khẩu.
Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn nhận được xu thế tất yếu và thực tế đã ứng dụng công nghệ số trong thay đổi mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường kết quả kinh doanh.
Mới đây, Sở Thông Tin và Truyền Thông Yên Bái đã ban hành Kế hoạch số: 365/KH-STTTT về Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh Yên Bái chuyển đổi số năm 2023. (Kế hoạch)
Hướng tới mục tiêu đến năm 2025 trở thành một trong những trung tâm công nghiệp, dịch vụ, du lịch của vùng và cả nước, những năm qua, Vĩnh Phúc đã ban hành nhiều cơ chế, chính sách hỗ trợ, ưu tiên thu hút các dự án, doanh nghiệp có quy mô lớn, công nghệ hiện đại, có giá trị gia tăng cao, đóng góp tích cực vào phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.
Chuyển đổi số là xu thế tất yếu và là giải pháp quan trọng để các doanh nghiệp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, mở rộng thị trường, thích ứng với bối cảnh mới của nền kinh tế số.
NIC sẽ đồng hành với các doanh nghiệp và trí thức Việt Nam ở nước ngoài để hỗ trợ họ trong việc phát triển sự nghiệp, mở rộng kinh doanh tại quê hương, chuyển giao công nghệ…
Trong thời gian tới, Công ty Cổ phần Nhiệt điện Hải Phòng sẽ tiếp tục bám sát mục tiêu, chỉ đạo của Tổng công ty Phát điện 2, ứng dụng triệt để các công nghệ mang tính đột phá của cuộc Cách mạng công nghiệp lần thứ 4.
“Đi cùng nhau” là một trong những cách đi mà Bộ Thông tin và Truyền thông định hướng cho các doanh nghiệp công nghệ: Doanh nghiệp lớn dẫn dắt doanh nghiệp nhỏ hơn, doanh nghiệp đi trước dẫn dắt doanh nghiệp đi sau.
Nguồn nhân lực năng động, tính sáng tạo cao, cạnh tranh về giá là những thế mạnh cũng như tiền đề để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có thể cạnh tranh sòng phẳng ở thị trường quốc tế.
Vĩnh Long đã có kế hoạch hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa (DN SMEs) chuyển đổi số (CĐS) đến năm 2025, định hướng đến năm 2030 nhằm tăng hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh. Tuy nhiên, thực tế thật sự rất cần sự quyết tâm của DN cũng như chuẩn bị sẵn sàng nguồn nhân lực để thực hiện hiệu quả công cuộc CĐS trong thời gian tới.
Để giúp các doanh nghiệp nhỏ và vừa tối ưu hóa hoạt động, nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doanh, nâng cao năng lực và lợi thế cạnh tranh, tạo ra các giá trị mới cho doanh nghiệp nhỏ và vừa góp phần phát triển kinh tế số trên địa bàn tỉnh, UBND tỉnh Yên Bái đã ban hành Kế hoạch Số: 254/KH-UBND về Hỗ trợ các doanh nghiệp nhỏ và vừa trên địa bàn tỉnh yên bái chuyển đổi số giai đoạn 2023 – 2025. (Kế hoạch)
Mỗi khi nền kinh tế đang gặp khó khăn, doanh nghiệp thường tập trung vào các biện pháp giúp cắt giảm chi phí chẳng hạn như cắt giảm nhân sự hay giảm tốc độ tuyển dụng. Tuy nhiên, thắt lưng buộc bụng là không đủ để ổn định doanh nghiệp trong thời kỳ suy thoái…
Doanh nghiệp công nghệ Việt Nam không chỉ có thế mạnh về nguồn nhân lực năng động và sáng tạo mà còn có khả năng cạnh tranh về giá cả so với thị trường công nghệ thông tin (CNTT) toàn cầu. Đây là lý do để doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam cần phải đi ra nước ngoài, mang tri thức, công nghệ Việt Nam đi “mở cõi”.