Thứ bảy, 20/04/2024 | 18:31 - GMT+7

Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ số đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam

Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn nhận được xu thế tất yếu và thực tế đã ứng dụng công nghệ số trong thay đổi mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường kết quả kinh doanh.

31/05/2023 - 14:15
Các doanh nghiệp Việt Nam đã nhìn nhận được xu thế tất yếu và thực tế đã ứng dụng công nghệ số trong thay đổi mô hình kinh doanh, nâng cao năng lực cạnh tranh và tăng cường kết quả kinh doanh. Chính phủ Việt Nam cũng đã có nhiều chính sách hỗ trợ ứng dụng công nghệ số tại các tổ chức doanh nghiệp như một mục tiêu cần thực hiện để phát triển kinh tế quốc gia. Tuy vậy, việc thiếu các đánh giá định lượng rõ ràng sẽ có thể làm chùn bước doanh nghiệp, và gây khó khăn cho các cơ quan đề xuất và thực hiện chính sách trong việc đánh giá các chính sách đã thực hiện. Vì vậy, nghiên cứu định lượng đánh giá ảnh hưởng của việc ứng dụng công nghệ số tới hoạt động của doanh nghiệp Việt Nam là rất cần thiết.
Về mặt lý thuyết, có hai hướng trái chiều. Một bên, theo lý thuyết của Porter và Millar, tin rằng công nghệ số có thể giúp doanh nghiệp xây dựng và duy trì lợi thế cạnh tranh (Porter 1985; Porter 2001). Một bên cho rằng quá trình lan tỏa của công nghệ số làm công nghệ số trở nên phổ biến với tất cả các doanh nghiệp và vì vậy làm mất đi ý nghĩa của sự khác biệt giữa các doanh nghiệp (Carr 2003). Hơn nữa ứng dụng ICT đòi hỏi những thay đổi từ doanh nghiệp. Nếu doanh nghiệp không thể thay đổi thì đầu tư ICT sẽ làm giảm hiệu quả hoạt động, hay chính là nghịch lý năng suất (productivity paradox) (Solow 1987). Rõ ràng các doanh nghiệp không dễ dàng hưởng lợi từ đầu tư ICT. Doanh nghiệp phải đối mặt với nhiều thách thức về sử dụng công nghệ mới hiệu quả trong doanh nghiệp (Cagliano et al. 2003 cited in Martinez, Gabriel và Navarro 2010).
Tại Việt Nam, công nghệ thông tin được chính thức xem như một điểm chốt cho phát triển kinh tế xã hội từ năm 1993 thông qua Nghị quyết số 49/CP của Chính phủ. Ở góc độ vĩ mô, một vài nghiên cứu định lượng hiếm hoi về tác động của ICT tới tăng trưởng kinh tế Việt Nam rất hiếm. Ở góc độ vi mô, Phước và Bình (2018) thực hiện bảng hỏi khảo sát phân tích tác động của thương mại điện tử tới các doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam. Tuy vậy, nghiên cứu này giới hạn trong đánh giá tác động của thương mại điện tử, không phải ứng dụng công nghệ số rộng, và chỉ dừng lại ở thống kê mô tả nên chưa thấy được mối quan hệ giữa ứng dụng công nghệ và kết quả hoạt động của doanh nghiệp.
Xuất phát từ thực tiễn trên, Cơ quan chủ trì Học viện Công nghệ Bưu chính Viễn thông cùng phối hợp với Chủ nhiệm đề tài TS. Đặng Thị Việt Đức thực hiện “Nghiên cứu đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ số đến hoạt động của các doanh nghiệp Việt Nam” với mục tiêu làm rõ tác động của việc ứng dụng công nghệ số tới hoạt động của doanh nghiệp bằng các phương pháp định lượng và dữ liệu tin cậy.
Ở nước ta, các hệ thống nâng từ chưa nhận được sự quan tâm đúng mức của các nhà khoa học cũng như các cơ sở sản xuất. Việc áp dụng các thành quả nghiên cứu đã đạt được cũng như việc đầu tư nghiên cứu khắc phục các vấn đề còn tồn tại của hệ thống gần như còn đang bỏ ngỏ.
Có thể hiểu công nghệ số là công nghệ xử lý và truyền tải thông tin dưới dạng số hóa (0-1). Công nghệ này cho phép có thể xử lý, lưu trữ và truyền tải một lượng lớn thông tin một cách nhanh chóng. Theo Liên minh châu Âu công nghệ số liên quan tới máy tính và ứng dụng phụ thuộc vào máy tính. Các công nghệ số hiện đại chính gồm Di động, Truyền thông xã hội, Điện toán đám mây và Phân tích dữ liệu liệu. Đây cũng là khái niệm dùng trong nghiên cứu này.
Các dạng cơ bản nhất của thuật ngữ - kỹ thuật số‖ (digital), thường được sử dụng cùng với các thuật ngữ-số hóa (digitalization) và-chuyển đổi số (digital transformation). Xem quy trình kỹ thuật này qua lăng kính của công nghệ thông tin về mã hóa và lập trình, số hóa mô tả thông tin tương tự (analog) được chuyển thành định dạng kỹ thuật số (Yoo, 2010; Yoo, Henfridsson và Lyytinen, 2010). Ngược lại, ở góc nhìn kinh tế xã hội, số hóa được mô tả... là một quá trình công nghệ mang tính xã hội (socio-technological process) liên quan tới việc áp dụng các công nghệ số trong bối cảnh xã hội và thể chế rộng hơn tạo ra cơ sở hạ tầng của công nghệ số (Sussan và Acs, 2017; Tilson, Lyytinen và Sørensen, 2010).
Bằng việc phân tích các mô hình đánh giá mức độ ứng dụng ICT ở mức độ vĩ mô và đặc biệt là ở mức độ vi mô, nghiên cứu đã đề xuất một phương pháp đánh giá mức độ ứng dụng công nghệ tại các doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu cũng đã xây dựng mô hình và thực hiện khoảng hơn 600 mô hình gồm cả mô hình tổng thể và mô hình thành phần để kiểm định và đánh giá ảnh hưởng của ứng dụng công nghệ số tới năng suất lao động của doanh nghiệp Việt Nam. Nghiên cứu đã kết hợp sử dụng dữ liệu về hỗ trợ phát triển công nghệ trong doanh nghiệp và dữ liệu thông tin chung về doanh nghiệp của Tổng cục Thống kê với mẫu gồm 11.709 doanh nghiệp để thực hiện các tính toán và chạy mô hình.
Nghiên cứu này cũng giống như nhiều nghiên cứu khác về đánh giá ứng dụng ICT trong doanh nghiệp gặp khó khăn về dữ liệu. Việc sử dụng dữ liệu sẵn có của Tổng cục Thống kê làm hạn chế kết quả đạt được. Trong tương lai, nếu việc điều tra doanh nghiệp số lớn theo mô hình đề xuất được thực hiện, kết quả tính toán sẽ phản ánh tốt hơn thực trạng ứng dụng cũng như tác động của ứng dụng công nghệ số tới kết quả kinh doanh trong các doanh nghiệp Việt Nam. Sử dụng dữ liệu điều tra hướng mục đích rõ hơn cũng sẽ giúp mở được hộp đen về đường tác động cụ thể của công nghệ số tới kết quả hoạt động của doanh nghiệp mà nghiên cứu này vẫn chưa làm được.
Theo vista.gov.vn/

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 9
  • 4
  • 5
  • 3
  • 3