Năm 2021, mặc dù ảnh hưởng của dịch COVID-19 diễn biến phức tạp nhưng Khu công nghệ cao Hòa Lạc vẫn đẩy mạnh triển khai thu hút đầu tư để hình thành hệ sinh thái ươm tạo, đổi mới sáng tạo, tạo ra những kết quả bước đầu quan trọng, làm nền tảng để hình thành và phát triển các công nghệ cao, doanh nghiệp công nghệ cao và đổi mới sáng tạo, lan tỏa ra nền kinh tế.
Theo cơ quan soạn thảo nghị định, các văn bản pháp quy liên quan được ban hành trong thời gian qua đã góp phần thúc đẩy sự phát triển của các khu công nghệ cao
Ngày 27/7, UBND TP Hà Nội ban hành Kế hoạch số 174/KH-UBND về phát triển hạ tầng Bưu chính - Viễn thông phục vụ Chương trình chuyển đổi số thành phố Hà Nội đến năm 2025, định hướng đến năm 2030.
Bộ Khoa học và Công nghệ đang lấy ý kiến nhân dân đối với dự thảo Nghị định của Chính phủ quy định về khu công nghệ cao (CNC). Trong đó, Bộ đề xuất chính sách phát triển, ưu đãi đầu tư đối với khu CNC.
Ban Quản lý (BQL) khu công nghệ cao (KCNC) và các khu công nghiệp (KCN) Đà Nẵng, cho biết từ đầu năm 2021 đến nay đã thu hút thêm 11 dự án đầu tư vào các KCNC và các KCN tại thành phố Đà Nẵng.
Thủ tướng Chính phủ đã ban hành Quyết định 892/QĐ-TTg sửa đổi, bổ sung một số điều của Quyết định số 1296/QĐ-TTg ngày 3/10/2018 về việc thành lập Ban Quản lý Khu công nghệ cao và các khu công nghiệp Đà Nẵng.
Dự án dự kiến sản xuất 100 triệu sản phẩm chiếu sáng xanh, thông minh và sản phẩm điện tử công nghệ cao, sử dụng khoảng 1.400 người lao động trong giai đoạn hoạt động ổn định.
Ngày 7-4, Trung tâm Dịch vụ tổng hợp (Khu công nghệ cao Đà Nẵng) thông báo tuyển chọn các dự án khởi nghiệp công nghệ cao (CNC) có nhu cầu hỗ trợ tham gia ươm tạo tại Khu CNC Đà Nẵng.
Với việc Thủ tướng Chính phủ phê duyệt bổ sung Khu công nghiệp hỗ trợ Khu công nghệ cao Đà Nẵng vào quy hoạch phát triển các khu công nghiệp Đà Nẵng sẽ tạo điều kiện thuận lợi để thúc đẩy lĩnh vực này phát triển, giải quyết cùng lúc nhiều bài toán mà các nhà đầu tư đặt ra cho Đà Nẵng khi tìm hiểu đầu tư vào thành phố.
Việc thu hút đầu tư vào Khu Công nghệ cao (CNC) đạt những kết quả tích cực với 3 dự án mới trong nước được cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư với tổng vốn là 531 tỷ đồng và một dự án FDI có tổng vốn 60 triệu USD. Riêng dự án FDI chiếm 74,8% tổng vốn FDI thành phố thu hút được trong những tháng qua. Nhiều dự án đã tiến hành khởi công trong thời gian gần đây.
Trong giai đoạn 2017 – 2018, Khu Công nghệ cao TPHCM (SHTP) đã thương mại hóa thành công một số kết quả nghiên cứu và bán được hàng ngàn sản phẩm thuộc nhiều lĩnh vực như vi cơ điện tử, y tế, dược phẩm,...
Hiện nay một số khu công nghệ cao đã thu hút nhiều nhà đầu tư công nghệ cao tới mức “đầy” không còn chỗ để xây dựng mới hay mở rộng quy mô, một số khu công nghệ cao dù có quy hoạch nhưng chưa đi vào hoạt động thực sự hiệu quả.
Làm việc tại Khu công nghệ cao Hòa Lạc, Bí thư Thành ủy Hà Nội Vương Đình Huệ đề nghị quan tâm để triển khai hiệu quả các hoạt động nghiên cứu công nghệ cao, đào tạo nguồn nhân lực, ươm tạo công nghệ, tạo hệ sinh thái cho các startup...
Đó là nhận định của ông Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư Thành ủy Hà Nội trong buổi làm việc tại Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc nhằm tháo gỡ những khó khăn trong quá trình phát triển của Khu vào sáng 10/7.
Trong thời gian từ đầu năm đến nay, Khu Công nghệ cao Hòa Lạc đã tích cực triển khai thu hút và lựa chọn dự án đầu tư, đón nhận tổng số 04 dự án công nghệ cao mới với tổng vốn đăng ký đầu tư đạt 6.670 tỷ đồng.
Với sự góp mặt của nhiều tập đoàn lớn như Vingroup, Viettel, FPT, VNPT, Nidec, Nissan… đầu tư mạnh xây dựng các nhà máy tại Khu Công nghệ cao (CNC) Hòa Lạc, đã khẳng định tiềm năng và cơ hội phát triển mạnh mẽ.
Trước năm 2017, ngành vi mạch bán dẫn của TPHCM có thể nói đã khởi sắc với hàng loạt sản phẩm ghi danh vào bản đồ công nghệ và thu hút nhiều chuyên gia vi mạch tên tuổi tham gia, với các dự án đầu tư lớn. Song đến nay, sự đột phá đó có phần chậm lại, cần có thay đổi trong chính sách và hướng đi mới để ngành vi mạch phát triển.