Các viện nghiên cứu thuộc Bộ Công Thương đã chủ động trong nghiên cứu, ứng dụng các công nghệ của cuộc Cách mạng công nghiệp vào các sản phẩm do Viện chế tạo.
Trong những năm qua, kinh tế tri thức trở thành vấn đề ưu tiên trong chiến lược phát triển của nhiều quốc gia, cả những nước phát triển lẫn đang phát triển. Đối với Việt Nam, để tiếp tục nâng cao tiềm lực, vai trò và vị thế trên trường quốc tế, phát triển kinh tế tri thức là xu hướng tất yếu, bảo đảm cho đất nước ta phát triển nhanh và bền vững, hiện thực hóa mục tiêu kinh tế - xã hội đến năm 2030.
Vừa qua, tại Hà Nội, Chương trình biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam (I4.0 Awards) - lần thứ nhất đã diễn ra. Trong đó, Tập đoàn Điện lực Việt Nam (EVN) được vinh danh “Top Doanh nghiệp Công nghiệp 4.0” với dự án/sản phẩm chuyển đổi số “Ứng dụng số hóa tổng thể cho một nhà máy nhiệt điện than”.
Bên lề chương trình biểu dương Top Công nghiệp 4.0 Việt Nam năm 2022, evn.com.vn đã có cuộc trao đổi với TS. Nguyễn Quân – Nguyên Bộ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, Chủ tịch Hội Tự động hóa Việt Nam, Chủ tịch Hội đồng giám khảo của chương trình, về những sản phẩm số và quá trình chuyển đổi số của Tập đoàn Điện lực Việt Nam.
Chương trình biểu dương TOP Công nghiệp 4.0 Việt Nam do Liên hiệp các Hội Khoa học và Kỹ thuật Việt Nam phối hợp với Hội Tự động hóa Việt Nam, Viện Sáng tạo và Chuyển đổi số tổ chức mới đây đã vinh danh 35 doanh nghiệp với 48 sản phẩm, giải pháp số ở 3 hạng mục.
Sự kiện ra mắt gói giải pháp Smart Farm mới đây của Rạng Đông cùng với Smart Home và Smart City đã đưa Rạng Đông lên tầm cao mới của doanh nghiệp khoa học công nghệ, với hệ sinh thái 4.0 hoàn chỉnh.
Trong tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa, chuyển đổi số và phát triển sản xuất thông minh là xu thế tất yếu, nhưng sự hỗ trợ về thể chế và triển khai từ phía cơ quan quản lý nhà nước sẽ là động lực quan trọng thúc đẩy, đồng hành cùng doanh nghiệp để bắt kịp với cuộc đua CMCN4.0.
Việt Nam ngày càng hội nhập sâu rộng vào nền kinh tế thế giới, cùng với đó là tác động đa chiều của toàn cầu hóa, tự do hoá thương mại và sự phát triển mạnh mẽ hơn bao giờ hết của khoa học công nghệ thế giới. Đây chính là cơ hội, đồng thời cũng là thách thức rất lớn cho các quốc gia như Việt Nam.
Công nghiệp cơ khí là một trong những ngành xương sống, đóng vai trò quan trọng trong công cuộc công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước. Những thách thức và cơ hội mới đặt ra trong bối cảnh hội nhập và cách mạng công nghiệp (CMCN) 4.0 đòi hỏi các cơ sở nghiên cứu, chế tạo cơ khí trong nước cần có những giải pháp, thay đổi để đảm bảo sự cạnh tranh và tồn tại.
Bài báo là một phần kết quả nghiên cứu của đề tài cấp Nhà nước "Nghiên cứu xây dựng bộ công cụ trí tuệ nhân tạo hỗ trợ đánh giá phân tích, liên kết tài liệu địa chất, địa vật lý giếng khoan và số liệu khai thác để nâng cao hiệu quả quản lý, khai thác mỏ khí condensate Hải Thạch - Mộc Tinh Lô 05-2; 05-3, thuộc Biển Đông Việt Nam".
Tổng Công ty Điện lực Thành phố Hà Nội (EVNHANOI) đã không ngừng ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng công nghiệp 4.0, công nghệ số vào công tác kinh doanh và dịch vụ khách hàng. Qua đó, từng bước hiện đại hóa lĩnh vực này, tạo sự công khai, minh bạch và giúp cho khách hàng dễ dàng tiếp cận dịch vụ điện.
Bộ Công Thương đã xây dựng và trình Thủ tướng Chính phú phê duyệt Đề án hỗ trợ doanh nghiệp ứng dụng công nghệ 4.0 thực hiện chuyển đổi số để phát triển sản xuất thông minh giai đoạn 2021 -2030 với quan điểm là lấy doanh nghiệp làm trung tâm.
Bệ phóng Việt Nam Digital 4.0 là chương trình đào tạo miễn phí kỹ năng số vì cộng đồng do Google khởi xướng và hợp tác cùng Bộ Công Thương. Được triển khai tại Việt Nam từ năm 2018, sau 3 năm, chương trình đã đào tạo cho hơn 650.000 người, vượt 130% so với mục tiêu đề ra ban đầu.
Tập đoàn De Heus (Hà Lan) đã hợp tác với Microsoft Việt Nam triển khai ứng dụng nông nghiệp 4.0 trên toàn bộ hệ thống quản lý và vận hành của mình ở Việt Nam và các nước khác trong khu vực Châu Á.