Việc nghiên cứu các kinh nghiệm quốc tế, tận dụng những bài học thành công để Việt Nam sớm tham gia thành công vào cuộc cách mạng này là một vấn đề hết sức cấp thiết.
Công nghệ thông tin có sức mạnh thay đổi cục diện của một nền sản xuất, kinh doanh khi mọi thứ đều tự động hóa sẽ giúp DN có thể dễ dàng kiểm soát toàn bộ hệ thống thông qua các thiết bị thông minh.
Thời gian qua, Công ty Cổ phần Công nghiệp Ô tô – Vinacomin (VMIC) luôn không ngừng đổi mới công nghệ, nâng cao chất lượng nhân sự, tạo nội lực để hội nhập cuộc CMCN 4.0
Super Cup 50 là sân chơi dành cho người đam mê kết hợp giữa sự sáng tạo, trí tưởng tượng và những hiểu biết về công nghệ để thiết kế ra những chiếc xe có khả năng cạnh tranh về hiệu suất tiêu hao nhiên liệu sử dụng động cơ xăng từ 50cc đến 150cc của Honda. Cuộc thi hướng tới mục đích nâng cao niềm vui sáng tạo trong làm việc nhóm, cũng như ý thức bảo vệ môi trường cho giới trẻ.
Phóng sự về một loại vật liệu chống thấm mới của ngành giấy được ứng dụng cho bao bì công nghiệp. Đây là một trong những kết quả của Chương trình phát triển một số ngành công nghiệp công nghệ cao, do Bộ Công Thương chủ trì.
Bằng phương pháp tổng hợp số liệu, tìm hiểu tài liệu kết hợp các phương pháp thực nghiệm phổ biến, nhóm nghiên cứu của Công ty CP Giấy Vạn Điểm đã sản xuất thành công nhũ tương copolymer styrene acrylat và ứng dụng làm chất chống thấm bề mặt cho giấy bao bì công nghiệp. Đây là sản phẩm chống thấm cho bề mặt giấy đầu tiên được sản xuất trong nước có chất lượng tương đương với sản phẩm nhập ngoại.
Tại Việt Nam đã có một số chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nói chung song các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực phần mềm còn rời rạc mà chưa có tính đặc thù và chưa sự liên kết.
Ngày 9-7, tại Trường Đại học Bách khoa - Đại học Quốc gia TP HCM (Trường ĐHBK) đã diễn ra lễ ký kết thỏa thuận hợp tác giữa Tổng Công ty Công nghiệp Công nghệ cao Viettel (VHT) và Trường ĐHBK trong lĩnh vực nghiên cứu và sản xuất chip 5G.
Ngày 2.7.2020, phát biểu tại ĐH Đảng bộ Viettel, Thượng tướng Trần Đơn chỉ đạo Viettel cần “tạo ra mô hình kinh doanh với ưu thế vượt trội về công nghệ và sản phẩm, giữ vững vị trí số 1 về viễn thông và CNTT”.
Cách mạng công nghiệp 4.0 sẽ làm biến đổi sâu sắc thị trường lao động, các hệ thống tự động hóa và trí tuệ nhân tạo sẽ thay thế dần lao động thủ công trong toàn bộ nền kinh tế, nhu cầu sử dụng nhân lực chất lượng cao tăng lên và nhu cầu sử dụng lao động kỹ năng thấp ngày càng giảm. Trong khi đó mô hình tăng trưởng của chúng ta lại dựa chủ yếu vào đầu tư nước ngoài và thâm dụng lao động. Với bối cảnh này, phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao có vai trò vô cùng quan trọng trong việc biến những
Chuyển đổi số (digital transformation) là việc tích hợp công nghệ và kỹ thuật số vào quá trình hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, tổ chức. Mục tiêu chính của chuyển đổi số là giúp gia tăng hiệu quả vận hành, tạo ra lợi thế cạnh tranh trên thị trường và trên tất cả là nâng cao trải nghiệm khách hàng.
Cuộc Cách mạng công nghiệp (CMCN 4.0) lần thứ 4 sẽ tác động mạnh mẽ đến nền kinh tế đất nước nói chung và từng doanh nghiệp (DN) nói riêng. Trước bối cảnh đó, bên cạnh sự chủ động của DN, nhà nước đã lên các chính sách cụ thể để hỗ trợ, tiếp sức DN ứng dụng thành tựu của cuộc cách mạng này.
Tự động hóa và quản trị theo hướng số hóa là một trong những ưu tiên hàng đầu hiện nay của THACO AUTO để nâng cao năng lực sản xuất và cạnh tranh, từng bước tham gia chuỗi giá trị toàn cầu. Tại KCN THACO Chu Lai, các nhà máy công nghiệp hỗ trợ đang được đầu tư phát triển theo hướng tự động hóa và ứng dụng số hóa, hướng đến áp dụng mô hình nhà máy thông minh.
Để phát triển công nghệ vi sinh trong công nghiệp tại Việt Nam, bên cạnh những định hướng trước mắt và lâu dài, cần có những điều chỉnh về cơ chế, chính sách.
Công ty Cổ phần Viện Máy và Dụng cụ Công nghiệp (Bộ Công Thương) đã nghiên cứu thiết kế chế tạo thành công hệ thống điều khiển tự động cho thiết bị chiết xuất cao dược liệu - một thiết bị cơ điện tử quan trọng trong hệ thống chiết xuất và cô đặc của các nhà máy chế biến đông dược hiện nay.
• Mở rộng nghiên cứu về Công nghiệp 4.0 (I4.0) dựa trên kỹ thuật với các mô hình kinh doanh.
• Phát triển một phân ngành để mô tả, phân tích và phân loại các mô hình kinh doanh.
• 13 mô hình nguyên mẫu minh chứng Công nghiệp 4.0 tác động đến các mô hình kinh doanh như thế nào.
• Ba lĩnh vực của mô hình kinh doanh Công nghiệp 4.0 xuất hiện: Tích hợp các phần của chuỗi giá trị, dịch vụ và tư vấn hoặc cung cấp các nền tảng công nghệ.
Để đạt mục tiêu kim ngạch xuất khẩu (XK) 20 tỷ USD vào năm 2025 của ngành gỗ Việt Nam, nhiều doanh nghiệp (DN) chế biến gỗ trong nước đã chủ động ứng dụng công nghệ trong sản xuất, quản trị DN và bán hàng.
Sau dịch COVID-19, nhằm giảm bớt sự lệ thuộc vào Trung Quốc, các tập đoàn lớn đang có xu hướng dịch chuyển đầu tư sang các thị trường mới, trong đó có Việt Nam. Để kịp thời đón làn sóng đầu tư mới, Đà Nẵng đang đẩy nhanh hoàn thiện cơ sở hạ tầng, chuẩn bị quỹ đất, chính sách ưu đãi... để thu hút doanh nghiệp.