Thứ năm, 28/03/2024 | 22:07 - GMT+7

Đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm tại Việt Nam

Tại Việt Nam đã có một số chính sách thúc đẩy phát triển doanh nghiệp nói chung song các giải pháp hỗ trợ doanh nghiệp khởi nghiệp lĩnh vực phần mềm còn rời rạc mà chưa có tính đặc thù và chưa sự liên kết.

16/07/2020 - 08:41
Thời gian qua, đã có nhiều dự án khởi nghiệp trong lĩnh vực phần mềm tuy nhiên chỉ mang tính tự phát và hầu hết việc hỗ trợ từ nhà nước hầu hết còn nhiều hạn chế. Do sản phẩm phần mềm mang tính vô hình, mức độ rủi ro cao, doanh nghiệp khởi nghiệp không có tài sản thế chấp để vay vốn, thị trường khó tiếp cận và việc đầu tư và hỗ trợ còn gặp khó khăn. Trong bối cảnh của cuộc cách mạng 4.0 với việc ra đời các mô hình kinh doanh mới sẽ thúc đẩy các doanh nghiệp khởi nghiệp phần mềm sáng tạo. Ngoài ra, hiện nay thị trường phần mềm của Việt Nam phụ thuộc phần lớn vào xuất khẩu và gia công, chưa có cơ chế khuyến khích được phát triển phần mềm đóng gói.
Do đó, việc đề xuất giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực phần mềm tại Việt Nam là một việc làm cần thiết, phù hợp và có tính thực tiễn, giúp đẩy mạnh phát triển ngành trong bối cảnh tận dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học và công nghệ lần thứ 4. Năm 2018, nhóm nghiên cứu do ThS. Bùi Thanh Tùng làm chủ nhiệm đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu, đề xuất giải pháp thúc đẩy hoạt động khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm tại Việt Nam”.
Đề tài nghiên cứu đã khái quát chung được hoạt động khởi nghiệp và vai trò của khởi nghiệp sáng tạo, đưa ra các mô hình hỗ trợ khởi nghiệp ở một số nước tiên tiến, phân tích những ưu nhược điểm và đưa những nhận định về hiện trạng khởi nghiệp trong lĩnh vực công nghiệp phần mềm tại Việt Nam. Tiếp đó, nghiên cứu cũng đã tóm lược những định hướng về phát triển doanh nghiệp CNTT và đưa ra 8 nhóm giải pháp thúc đẩy khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực phần mềm từ chính sách hỗ trợ khởi nghiệp về phần mềm, xây dựng cơ sở vật chất, giải pháp tài chính, xây dựng hệ thống hỗ trợ khởi nghiệp phần mềm, phát triển thị trường, đào tạo nguồn nhân lực và giải pháp về tổ chức và quản lý.
Kết quả nghiên cứu giúp Bộ Thông tin và Truyền thông xây dựng được chính sách hoặc dưới dạng một văn bản cụ thể thúc đẩy khởi nghiệp trong lĩnh vực CNTT, phần mềm cũng như toàn ngành thông tin và truyền thông, từ đó hoàn thiện các quy định về thúc đẩy khởi nghiệp phạm vi quốc gia. Hướng nghiên cứu tiếp theo của đề tài là mô hình tham khảo triển khai nghiên cứu khởi nghiệp cho các lĩnh vực khác của lĩnh vực công nghiệp CNTT như công nghiệp phần cứng - điện tử, công nghiệp nội dung số, dịch vụ CNTT...
Đây là kết quả cụ thể giúp triển khai các hoạt động hỗ trợ khởi nghiệp sáng tạo trong lĩnh vực CNTT nhằm cụ thể hóa các định hướng, chủ trương lớn của Đảng và Chính phủ về phát triển công nghiệp CNTT nói chung và doanh nghiệp CNTT nói riêng nhằm mục tiêu xây dựng Việt Nam trở thành nước mạnh về CNTT và bằng CNTT.
Theo NASATI

Cùng chuyên mục

Giải pháp thu hút dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh vào các KCN Hà Nội

28/03/2024 - 08:32

Tại Diễn đàn “Chuỗi sản xuất thông minh và chuỗi cung ứng toàn cầu việt nam 2024” được tổ chức ngày 26/3 vừa qua tại Hà Nội, đại diện Ban Quản lý các KCN và chế xuất Hà Nội (HIZA) đã chia sẻ một số giải pháp thu hút đầu tư các dự án công nghệ cao, công nghiệp xanh, thông minh, công nghiệp điện tử bán dẫn vào các KCN Hà Nội.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 0
  • 0
  • 3
  • 3
  • 2
  • 5