Chương trình chuyển đổi số quốc gia của Việt Nam xác định ba trụ cột cho chuyển đổi số toàn diện gồm: Chính phủ số, kinh tế số và xã hội số. Chính phủ đã ban hành Chiến lược phát triển chính phủ điện tử hướng tới Chính phủ số giai đoạn 2021-2025, định hướng đến năm 2030. Một trong những nhiệm vụ và giải pháp phát triển chính phủ số là việc tái cấu trúc hạ tầng CNTT của các bộ, ngành, địa phương, chuyển đổi hạ tầng CNTT thành hạ tầng số ứng dụng công nghệ điện toán đám mây phục vụ kết nối, quản lý các nguồn lực, dữ liệu của cơ quan nhà nước một cách an toàn, linh hoạt, ổn định và hiệu quả.
Việc chuyển hệ thống dữ liệu lên điện toán đám mây là xu hướng phổ biến hiện nay
Tuy nhiên, việc sử dụng điện toán đám mây trong hoạt động quản lý nhà nước cũng đem lại những thách thức không nhỏ. Đầu tiên là về tính pháp lý và quản lý dữ liệu. Việc chuyển sang sử dụng hệ thống điện toán đám mây đòi hỏi các quy định pháp lý liên quan đến quản lý dữ liệu phải được thay đổi và cập nhật. Các bộ, ban, ngành khi ứng dụng đám mây cần đảm bảo đúng quy định về quản lý dữ liệu và hiểu rõ cách thức lưu trữ, bảo vệ thông tin cá nhân của người dân hay các tổ chức doanh nghiệp. Ngoài ra, cũng cần phải có sự ổn định về vấn đề quản lý dữ liệu để đảm bảo tính bảo mật và bảo vệ quyền riêng tư của dữ liệu người dân.
Thách thức thứ hai đối với các cơ quan quản lý nhà nước khi sử dụng điện toán đám mây là về kỹ năng và nguồn nhân lực. Để vận hành một hệ thống điện toán đám mây có tính ổn định và hiệu quả, các cơ quan này cần có những nhân sự có kỹ năng chuyên môn phù hợp. Điều này đồng nghĩa với việc phải thường xuyên đào tạo và nâng cao kỹ năng cho các cán bộ, công chức. Thách thức tiếp theo là về vấn đề an ninh thông tin. Sử dụng điện toán đám mây có lợi thế về tính linh hoạt và tiết kiệm chi phí, tuy nhiên đồng thời cũng đặt ra những rủi ro về an ninh thông tin. Nếu không có sự chăm sóc kỹ lưỡng và đúng quy trình, thông tin quan trọng có thể dễ dàng bị hack, lộ thông tin. Do đó, các cơ quan nhà nước cần có chính sách và hệ thống đảm bảo an toàn thông tin chặt chẽ nhằm tạo sự tin tưởng cho người dân.
VNPT Cloud đồng hành xây dựng Chính phủ số tại Việt Nam
Để đảm bảo việc sử dụng điện toán đám mây hiệu quả và đảm bảo tính an toàn, bảo mật dữ liệu, thay vì sử dụng các giải pháp đám mây miễn phí hay những giải pháp nước ngoài, các đơn vị, cơ quan quản lý nhà nước hiện đang ưu tiên sử dụng những nền tảng Make in Vietnam nhằm giảm thiểu rủi ro, đồng thời nhận được sự hỗ trợ nhanh chóng và kịp thời nhất khi cần thiết. Là một trong những doanh nghiệp công nghệ hàng đầu, có vai trò quan trọng trong dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia, trong những năm qua, VNPT đã vinh dự được đồng hành cùng Chính phủ và các ban, bộ, ngành trong xây dựng nhiều hệ thống đặc biệt quan trọng của quốc gia như hệ thống Cổng Dịch vụ công quốc gia, Trục liên thông văn bản quốc gia, hệ thống CSDL quốc gia về dân cư, hệ thống CSDL về công chức viên chức,… qua đó khẳng định năng lực và chất lượng dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ lưu trữ đám mây của mình.
VNPT Cloud là dịch vụ cung cấp hạ tầng CNTT trên nền tảng điện toán đám mây được kế thừa những công nghệ hàng đầu trên thế giới, trong đó có nền tảng OpenSack (là nền tảng đang được hơn 500 công ty công nghệ lớn trên thế giới chung tay phát triển như: NASA, IBM, CISCO, Rackspace… và được tin dùng bởi các công ty công nghệ khác như: Ebay, NTT Japan, Yahoo). Với việc ưu tiên phát triển công nghệ, chú trọng nâng cao chất lượng dịch vụ, VNPT Cloud hiện đang được nhiều cơ quan, ban ngành trong nước tin tưởng và lựa chọn sử dụng là nền tảng hạ tầng số cho việc phát triển các ứng dụng phục vụ người dân.
Bằng ưu thế về giải pháp công nghệ cũng như kinh nghiệm triển khai các dự án lớn cấp quốc gia, VNPT Cloud là giải pháp phù hợp nhất cho bài toán lưu trữ dữ liệu phục vụ quản lý nhà nước, mang đến sự thuận tiện, an toàn và hiệu quả, phục vụ đắc lực nhu cầu chuyển đổi số quốc gia. Thông tin chi tiết về dịch vụ VNPT Cloud xem tại website: https://smartcloud.vn hoặc hotline 24/7: 18001260. |
Nguồn: www.sggp.org.vn/