Thứ sáu, 19/04/2024 | 02:10 - GMT+7

Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số của các nước và đề xuất xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho Việt Nam

Thế giới đang đứng trước tác động của cuộc Cách mạng Công nghiệp 4.0 (CMCN 4.0) với nền tảng là công nghệ số, đang chuyển hóa toàn bộ thế giới thực thành thế giới số.

20/03/2023 - 14:47
Hiện nay, với sự phát triển vượt bậc công nghệ số đã và đang là nền tảng cho sự phát triển các lĩnh vực kinh tế, văn hoá, xã hội nhằm phục vụ và nâng cao chất lượng sống của con người. Từ các ngành sản xuất hàng hoá, cho đến dịch vụ thông tin, văn hoá, giải trí, giao thông, y tế đều dần dần được số hoá. Bằng chứng thực tế đã chỉ ra rằng số hóa ảnh hưởng đến sự tăng trưởng của GDP các quốc gia, tạo việc làm, đổi mới, minh bạch và phân phối hiệu quả dịch vụ công.
Tại Việt Nam, ảnh hưởng của cuộc CMCN 4.0 đã tạo ra nhiều cơ hội trong việc nâng cao trình độ công nghệ, nâng cao về năng lực sản xuất và cạnh tranh trong chuỗi sản phẩm, tạo ra thay đổi về hình thái kinh doanh dịch vụ, tạo nhiều cơ hội cho khởi nghiệp sáng tạo và tạo cơ hội đầu tư trong lĩnh vực công nghệ số và Internet, tạo cơ hội cho sản xuất công nghiệp với trình độ khoa học và công nghệ tiên tiến. Thương mại điện tử, quảng cáo trực tuyến trên các trang mạng xã hội, Uber hay Grab… chính là những dấu ấn của kinh tế số tại Việt Nam những năm gần đây.
Tuy nhiên, các mặt trái và thách thức của cuộc CMCN 4.0 như: sự tụt hậu về công nghệ, suy giảm sản xuất, kinh doanh, dư thừa lao động có kỹ năng và trình độ thấp, mất an toàn an ninh thông tin, thiếu hụt nguồn nhân lực trình độ cao, làn sóng đẩy công nghệ lạc hậu từ các nước phát triển… vẫn đang hiện hữu đối với các quốc gia đang phát triển như Việt Nam nếu không bắt kịp được nhịp độ phát triển của thế giới và khu vực. Vì thế, năm 2019, ThS. Nguyễn Gia Bắc cùng các cộng sự tại Viện Chiến lược thông tin và truyền thông đã thực hiện đề tài: “Nghiên cứu kinh nghiệm chuyển đổi số của các nước và đề xuất xây dựng chiến lược chuyển đổi số cho Việt Nam”.
Mục tiêu của đề tài là nghiên cứu kinh nghiệm chính sách liên quan đến chuyển đổi số của các nước trên thế giới. Dựa trên các bài học kinh nghiệm của các nước, đánh giá về các yếu tố then chốt về các chính sách nhằm thúc đẩy cho quá trình chuyển đổi số. Trên cơ sở đó, đề tài đưa ra các khuyến nghị, đề xuất về chính sách thúc đẩy chuyển đổi số, giúp cơ quan quản lý xây dựng chiến lược Chuyển đối số phù hợp tại Việt Nam.
Trên cơ sở bài học kinh nghiệm chuyển đổi số của một số nước ở trên, đề tài đã rút ra một số nhận xét chung như sau:
➢ Mô hình chiến lược chuyển đổi số chung các nước được xây dựng theo nhiều cách khác nhau, khái quát chung lại, mô hình chiến lược các nước đều dựa trên một khung cấu trúc cơ bản gồm: (1) Tầm nhìn, (2) Các mục tiêu cụ thể, (3) Các giải pháp, (4) Các hành động cụ thể.
➢ Tất cả các chiến lược chuyển đổi số của các nước đều có điểm chung là xoay quanh 03 chủ thể cơ bản là: Chính phủ, doanh nghiệp và người dân. Chuyển đổi số cơ bản là để phục vụ nhu cầu của 3 chủ thể trên, với 6 yếu tố chính làm nền tảng thúc đẩy, đó là: (1) Thể chế, chính sách (2) Cơ sở hạ tầng số, (3) Chính phủ số và dịch vụ công trực tuyến, (4) Nguồn nhân lực số, (5) Nền kinh tế số, (6) An toàn an ninh mạng.
Trong khuôn khổ mục tiêu đã đặt ra, đề tài tập trung để xuất các giải pháp về chính sách của Nhà nước nhằm thực hiện các bước cần thiết, thúc đẩy quá trình chuyển đổi số. Để có thể tập trung đảm bảo tăng cường cho quá trình chuyển đổi số tại Việt Nam diễn ra một cách thuận lợi, ngoài việc xác định các yêu tố quan trọng của chuyển đổi số, cần phải có các bước thực hiện, trong đó có các giải pháp chính sách cần ưu tiên thực hiện.
Căn cứ theo hiện trạng chuyển đổi số của Việt Nam, đồng thời theo kinh nghiệm triển khai của các nước trên thế giới, đề tài đề xuất giải pháp chính sách ưu tiên tại Việt Nam trong giai đoạn này nên tập trung vào hoàn thiện các thể chế chính sách, với giải pháp ban đầu tập trung cho Chính phủ số, đồng thời tăng cường Kỹ năng số cho người lao động. Đây là 2 yếu tố tiên quyết để làm căn bản thực hiện chuyển đổi số tại Việt Nam cũng như trên thế giới, song song với việc đảm bảo phát triển các yếu tố khác như hạ tầng số, nền kinh tế số, an toàn an ninh mạng...
Có thể tìm đọc báo cáo kết quả nghiên cứu (mã số 17319/2020) tại Cục Thông tin khoa học và công nghệ quốc gia.
Theo https://vista.gov.vn/

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 1
  • 7
  • 8
  • 8
  • 8
  • 0