Thứ ba, 19/03/2024 | 13:09 - GMT+7

Ngày hội Trí tuệ Nhân tạo - định hướng phát triển ngành công nghiệp AI Việt Nam

Sau 2 năm tổ chức Ngày hội Trí tuệ nhân tạo, các hoạt động nghiên cứu, triển khai ứng dụng trí tuệ nhân tạo (AI) hiện được triển khai trong nhiều lĩnh vực như tài chính, thương mại, điện tử, viễn thông, sản xuất, nông nghiệp, y tế, giáo dục, giao thông, thành phố thông minh tại Việt Nam.

30/11/2020 - 13:26
​Thông tin được Ban tổ chức nhấn mạnh trong Ngày hội Trí tuệ nhân tạo (AI4VN) Việt Nam 2020, diễn ra ngày 27/11 tại TP. Hồ Chí Minh.
Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ, phát biểu tại Ngày hội Trí tuệ nhân tạo
Thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo
Trên thế giới và tại Việt Nam, AI được xem là một trong những công nghệ cốt lõi của cuộc Cách mạng công nghiệp 4.0. Sự kiện AI4VN được tổ chức thường niên, là dịp để các nhà khoa học, công nghệ chia sẻ công nghệ mới về trí tuệ nhân tạo (AI), tiềm năng ứng dụng cũng như kiến nghị giải pháp để phát triển công nghệ AI cho Việt Nam thông qua kết nối các thành phần bên trong hệ sinh thái từ viện nghiên cứu, trường đại học, doanh nghiệp (DN), tập đoàn công nghệ, startup đến cộng đồng AI. Từ đó sẽ tiếp tục thúc đẩy mãnh mẽ hệ sinh thái đổi mới sáng tạo tại Việt Nam.
Ông Bùi Thế Duy - Thứ trưởng Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh, từ khóa trí tuệ nhân tạo (AI) đang được tìm kiếm và quan tâm nhiều trong những năm gần đây. Với sự hội tụ của nhiều công nghệ như dữ liệu lớn, công nghệ điện toán đám mây, Deep Learning, AI trở nên gần với cuộc sống, tạo ra nhiều thành tựu mới, làm thay đổi hoàn toàn cuộc sống.
Thứ trưởng Bùi Thế Duy nhìn nhận, trong bối cảnh đại dịch khiến mọi thứ khó khăn hơn, nhiều thách thức nhưng cũng mang lại những cơ hội phát triển của AI, chuyển đổi số nhanh hơn bao giờ hết. Đại dịch Covid-19 đã mang lại cho AI những cơ hội phát triển và thách thức trong tương lai.
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam 2020, thu hút hơn 500 đại biểu là chuyên gia, nhà khoa học, doanh nghiệp trong và ngoài nước tham dự
Năm 2021, những khó khăn của Covid-19 sẽ thấm dần, một trong số đó là sự đứt gãy chuỗi sản xuất kinh doanh. Theo đó Chủ đề AI4VN đặt vấn đề làm thế nào để ứng dụng AI kết nối sự trở lại cho các DN, thúc đẩy sự trở lại của nền kinh tế. Khi đó, người dân, người lao động mới có được cuộc sống trở lại bình thường mới.
Ở góc độ địa phương, ông Nguyễn Việt Dũng - Giám đốc Sở Khoa học và Công nghệ TP. Hồ Chí Minh cho biết, trong những năm qua, TP. Hồ Chí Minh đã phát đi thông điệp về AI là đề án xây dựng TP. Hồ Chí Minh thành đô thị thông minh trong giai đoạn 2020-2025, tầm nhìn đến năm 2030. Mới đây nhất, UBND TP. Hồ Chí Minh đã ban hành chương trình chuyển đổi số, trong đó trọng tâm là chương trình thúc đẩy ứng dụng AI vào các lĩnh vực kinh tế - xã hội của thành phố
Với sự kiện này, TP. Hồ Chí Minh mong muốn lắng nghe các tầm nhìn, kinh nghiệm từ cộng đồng nghiên cứu AI để chia sẻ những tri thức về AI. Để sau sự kiện AI4VN, thành phố sẽ đẩy mạnh ứng dụng công nghệ AI vào các lĩnh vực quản trị nhà nước, dịch vụ công, sản xuất kinh doanh cũng như các lĩnh vực trong đời sống.
AI tăng tỷ lệ chuyển đổi số, tự động hóa
Ngày hội Trí tuệ nhân tạo Việt Nam năm nay có chủ đề "Trí tuệ nhân tạo ứng phó với đại dịch Covid-19" với mục tiêu thúc đẩy nghiên cứu và ứng dụng công nghệ AI trong nhiều ngành kinh tế- xã hội trọng yếu của Việt Nam như: y tế, giáo dục, kinh doanh, thương mại, tài chính, công nghiệp, nông nghiệp… Đặc biệt, sự kiện quy tụ hàng trăm bộ óc trí tuệ Việt trong lĩnh vực AI trong và ngoài nước, nhằm định hướng phát triển cho ngành công nghiệp AI Việt Nam.
Đẩy mạnh ứng dụng các giải pháp AI giúp kết nối doanh nghiệp trở lại nền kinh tế
Trong 2 ngày 27 – 28/11, có nhiều hoạt động hấp dẫn diễn ra tại AI4VN như tham luận, thuyết trình, tọa đàm về các chủ đề AI, tôn vinh và trao giải các cuộc thi AI, các dự án đổi mới sáng tạo ứng dụng trí tuệ nhân tạo.
Theo nhận định của các chuyên gia, nhà khoa học để giữ nhịp sống và vận hành các ngành công nghiệp, thị trường, kinh doanh không bị đứt gãy, khoa học công nghệ đóng vai trò quan trọng. Các nền tảng hỗ trợ trở thành công cụ để vận hành các hoạt động, xây dựng văn hóa làm việc trực tuyến, giao dịch qua mạng. Đặc biệt các công nghệ cũng giúp tăng tỷ lệ chuyển đổi số, tự động hóa...
"Chủ đề và các hoạt động cốt lõi của ngày hội năm nay sẽ không chỉ tập trung các thảo luận, nghiên cứu, ứng dụng AI để phòng chống Covid-19 (phát hiện sớm, cảnh báo, khoanh vùng, dập dịch) mà tầm nhìn xa hơn là công nghệ này sẽ phát huy thế mạnh như thế nào ở cuộc sống trong và hậu khủng hoảng khi vẫn phải duy trì làm việc, sinh hoạt, kinh doanh..." - TS. Lý Hoàng Tùng - Phó Vụ trưởng Vụ Công nghệ cao Bộ Khoa học và Công nghệ nhấn mạnh.
Trong khi đó, GS. Yoshua Benjo, thành viên sáng lập Element AI, Canada, việc xây dựng thế mạnh tri thức trong các lĩnh vực, trong đó có AI, là rất quan trọng với các nước đang phát triển bởi trong tương lai, phát triển kinh tế luôn gắn liền với phát triển công nghệ. Công nghệ sẽ tạo ra nhiều thay đổi cho nền kinh tế cũng như tạo ra nhiều dịch vụ, sản phẩm mới.
Theo: Báo Công Thương

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

11/03/2024 - 13:36

Tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước. Khai thác tối đa mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) được xác định là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa

Xem thêm

  • Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

  • Kế hoạch truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024

  • Năm 2024: Ninh Bình phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh/thành có chỉ số DTI cao trong toàn quốc

  • TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Thừa Thiên Huế: Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

  • Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính

  • Duy trì vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 3
  • 8
  • 7
  • 5
  • 4