Thứ ba, 19/03/2024 | 16:10 - GMT+7

Biến dữ liệu thành ‘vàng’ cho DN trong cuộc đua chuyển đổi số

Dữ liệu là tài sản quý báu của các doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia nhận định, không có dữ liệu thì không có chuyển đổi số.

14/10/2020 - 15:01
Dữ liệu là tài sản quý báu của các doanh nghiệp. Nhiều chuyên gia nhận định, không có dữ liệu thì không có chuyển đổi số.
Doanh nghiệp không chuyển đổi số có thể đối mặt với nguy cơ phá sản
Dữ liệu - “chìa khóa” chuyển đổi số
Theo nghiên cứu về mức độ sẵn sàng số hóa của doanh nghiệp vừa và nhỏ khu vực châu Á - Thái Bình Dương năm 2020 của Cisco vừa công bố cho thấy, gần 70% doanh nghiệp trong khu vực đang đẩy nhanh quá trình số hóa do tác động của đại dịch Covid-19. 86% doanh nghiệp được hỏi tin rằng số hóa sẽ giúp phát triển khả năng phục hồi chống lại các cuộc khủng hoảng như đại dịch Covid-19.
Ông Phí Anh Tuấn, Phó chủ tịch Hội tin học TP.HCM nhận định: "Chuyển đổi số doanh nghiệp là xu thế không thể đảo ngược, trong đó dữ liệu sẽ trở thành tài sản lớn nhất của doanh nghiệp bởi dữ liệu có ích cho doanh nghiệp ngày càng đa dạng và chi phí để thu thập dữ liệu có ích cho doanh nghiệp giảm nhanh".
TS Nguyễn Nhật Quang - Viện trưởng Viện Khoa học công nghệ VINASA VSTI cho biết, trong chuyển đổi số, dữ liệu (bao gồm cả ghi nhận, thu thập, tích lũy và khai thác) đóng vai trò trung tâm. Không có dữ liệu thì không có AI, không có AI thì hệ thống không thể đủ thông minh để cạnh tranh trong tình hình mới.
Tuy nhiên, thực tế tại các doanh nghiệp Việt Nam hiện nay, khối lượng dữ liệu đã số hóa mới ước tính được khoảng 30%, còn lại có đến 70% dữ liệu quan trọng chưa được số hóa, và phần lớn các dữ liệu này vẫn đang được thể hiện trên giấy tờ. Các dữ liệu này dễ bị hư hỏng, mất mát trong quá trình sử dụng khiến doanh nghiệp có thể gặp tổn thất to lớn. Đồng thời, dữ liệu được lưu trữ trên bản cứng, gây tốn kém nhiều chi phí quản lý và rất khó khai thác, sử dụng cho doanh nghiệp.
Giải pháp số hóa dữ liệu tổng thể FSI
Giải pháp số hóa dữ liệu theo chuẩn an toàn thông tin ISO/IEC 27001 của FSI giúp tạo lập, quản lý, khai thác dữ liệu toàn diện
Giải pháp số hóa tạo lập cơ sở dữ liệu (CSDL) FSI là giải pháp chuyển đổi dữ liệu từ dạng văn bản hệ thống bên ngoài thành những dữ liệu dạng tín hiệu số được máy tính hiểu và lưu trữ. Các tài liệu sau số hóa được gọi là “tài liệu số” sẽ được lưu trữ, quản lý và khai thác dễ dàng trong doanh nghiệp thông qua mạng internet hoặc mạng nội bộ.
FSI cung cấp một giải pháp số hóa tổng thể bao gồm: thiết bị, nhân sự, máy móc, phần mềm số hóa, công nghệ số hóa, cùng một quy trình số hóa chuyên nghiệp, theo tiêu chuẩn an toàn thông tin ISO/IEC 27001:2013 và tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015, giúp khách hàng tiết kiệm 80% thời gian, chi phí so với các phương pháp số hóa truyền thống, đồng thời đảm bảo độ chính xác và tính bảo mật cho khách hàng.
Điểm nổi bật trong giải pháp số hóa FSI là việc ứng dụng các công nghệ số hóa 4.0 do đội ngũ tiến sĩ, kỹ sư FSI tốt nghiệp từ các trường đại học danh tiếng trong và ngoài nước nghiên cứu phát triển, và đã đạt nhiều giải thưởng cao như: phần mềm số hóa thông minh D-IONE (Giải ba Nhân tài Đất Việt) , công nghệ nhận dạng bóc tách thông tin tự động IONE, công nghệ nén file, công nghệ nhận dạng chữ viết tay H-IONE,....
Các phần mềm và công nghệ này cho phép quét, nhận dạng và trích xuất thông tin tự động không giới hạn form biểu mẫu, không giới hạn loại tài liệu như: hồ sơ văn bản, giản đồ, ảnh, chứng minh thư, sổ đỏ... Đồng thời, tích hợp các công nghệ 4.0 như cơ chế học máy Machine learning, học sâu Deep learning, AI,... giúp quá trình tạo lập cơ sở dữ liệu lớn trở nên nhanh chóng, chính xác, tiết kiệm thời gian và chi phí.
Giải pháp số hóa của FSI đã triển khai thành công nhiều dự án số hóa trọng điểm thuộc lĩnh vực: hộ tịch, đất đai, tài nguyên môi trường, kiểm toán... cùng nhiều khách hàng lớn.
Khai thác và quản lý dữ liệu với phần mềm chuyển đổi số L-IONE
 L-IONE tích hợp các công nghệ nhận dạng, xử lý ngôn ngữ tự nhiên, xử lý dữ liệu lớn với độ chính xác tới 98% giúp tối ưu thời gian tìm kiếm thông tin và tạo lập cơ sở dữ liệu
Các dữ liệu sau khi số hóa được quản lý, khai thác trên phần mềm chuyển đổi số L-IONE. L-IONE dựa trên các dữ liệu số đầu vào sẽ giúp các đơn vị vận hành tự động, cung cấp một giải pháp quản trị và điều hành doanh nghiệp từ xa toàn diện từ nhân sự cho đến quy trình làm việc.
Phần mềm chuyển đổi số L-IONE có các tính năng vượt trội: Quản lý tổng thể doanh nghiệp, quản lý quy trình, quản lý công việc, quản lý dự án, quản lý đơn từ, quản lý tài liệu, quản lý nhân sự,... với các quy trình được thiết lập chặt chẽ - linh hoạt giúp tiết kiệm tối đa thời gian và chi phí, cắt giảm 30% chi phí vấn hạnh, được kiểm soát theo thời gian thực và công việc được quản lý chủ động 24/7.
Nhờ tích hợp sẵn công nghệ nhận dạng và bóc tách thông tin tự động IONE, các thông tin tài liệu đầu vào sẽ được phân loại, bóc tách tự động thành dữ liệu số và quản lý đồng bộ trong hệ thống. Từ đó giúp các đơn vị tối ưu và tiêu chuẩn hóa quy trình nghiệp vụ trong công tác quản trị, vận hành, thiết lập các luồng công việc linh hoạt.
Theo: FSI

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

11/03/2024 - 13:36

Tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước. Khai thác tối đa mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) được xác định là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa

Xem thêm

  • Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

  • Kế hoạch truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024

  • Năm 2024: Ninh Bình phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh/thành có chỉ số DTI cao trong toàn quốc

  • TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Thừa Thiên Huế: Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

  • Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính

  • Duy trì vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 3
  • 9
  • 3
  • 0
  • 9