Thứ ba, 19/03/2024 | 09:23 - GMT+7

Bệnh viện thông minh - Mục tiêu trọng tâm của nền Y tế số

Bệnh viện thông minh được xác định là nhiệm vụ trọng tâm trong chương trình chuyển đổi số ngành Y tế giai đoạn 2020 - 2025 đảm bảo thay đổi từ tư duy của người quản lý, cách thức vận hành của người thực hiện cũng như dịch vụ cung cấp đến người dân.

07/09/2020 - 09:26
Theo Cục trưởng Cục Công nghệ thông tin (Bộ Y tế) Trần Quý Tường, những năm qua, các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên cả nước đã tiếp cận các công nghệ số như vạn vật y tế kết nối, trí tuệ nhân tạo trong y tế, thực tế ảo, điện toán đám mây, di động, phân tích dữ liệu lớn…
Bác sĩ Trung tâm tiêu hóa kỹ thuật cao, Bệnh viện Đa khoa Xanh Pôn kiểm tra thông tin bệnh án điện tử. Ảnh: Kinhtedothi.vn 
Hầu hết các bệnh viện đã triển khai hệ thống thông tin bệnh viện. Một số bệnh viện đã sử dụng mạng xã hội trong tương tác bệnh nhân như Hà Nội, Đà Nẵng, TP. Hồ Chí Minh; phát triển ứng dụng bệnh án điện tử cho bệnh nhân; ứng dụng điện toán đám mây ở Nghệ An, Tiền Giang, Kon Tum,.... Đã có 99.5% các bệnh viện, cơ sở khám chữa bệnh trên đã kết nối liên thông với hệ thống giám định của Bảo hiểm xã hội Việt Nam.
Ngày 3/6/2020, Thủ tướng Chính phủ ban hành Quyết định số 749/QĐ-TTg phê duyệt "Chương trình Chuyển đổi số quốc gia đến năm 2025, định hướng đến năm 2030". Trong đó, Y tế được xác định là yêu cầu đầu tiên trong chương trình, chuyển đổi số Y tế góp phần xây dựng hệ thống y tế Việt Nam hiện đại, chất lượng, công bằng, hiệu quả và hội nhập quốc tế; hỗ trợ người dân dễ dàng tiếp cận thông tin y tế để sử dụng các dịch vụ y tế có hiệu quả cao và được bảo vệ, chăm sóc, nâng cao sức khỏe liên tục, suốt đời.   
Ngành y tế hiện đang có 4 hệ thống rô-bốt nổi bật được ứng dụng trong y học hiện đại: Rô-bốt phẫu thuật nội soi Da vinci ứng dụng tại Bệnh viện K, rô bốt phẫu thuật cột sống Renaissance ứng dụng tại Bệnh viện Việt Đức, rô-bốt phẫu thuật khớp gối và khớp háng Makoplasty và rô bốt phẫu thuật thần kinh Rosa ứng dụng tại Bệnh viện Bạch Mai. Bộ Y tế đã xây dựng hệ thống tư vấn khám, chữa bệnh từ xa và kết nối vạn vật trong y tế, có kế hoạch xây dựng Dự án Telemedicine đến các bệnh viện hạt nhân thuộc Đề án Bệnh viện vệ tinh. Kết nối thiết bị điện tử và truyền tải dữ liệu lên hệ thống, kết nối hệ thống HIS-LIS-RIS, PACS-EMR, định dạng người bệnh qua mà vạch, cảm biến, RFID. 
Robot rosa phẫu thuật thần kinh sọ não song song cùng bác sĩ. 
Bệnh viện K, Bệnh viện đa khoa Phú Thọ, Bệnh viện đa khoa Quảng Ninh đã thí điểm đưa ứng dụng “điện toán biết nhận thức” hỗ trợ điều trị ung thư. Ứng dụng ra quyết định lâm sàng trong các hệ thống thông tin bệnh viện, cảnh báo tương tác thuốc bệnh viện; hỗ trợ tư vấn - Chatbot; nhận dạng tiếng nói để nhập dữ liệu vào hệ thống thông tin bệnh viện.
Bệnh viện Phổi Trung ương số hóa hướng tới Bệnh viện thông minh
Bệnh viện Phổi Trung ương là tuyến cuối của cả nước về phổi cũng đã áp dụng những công nghệ để tiến dần đến mô hình Bệnh viện thông minh nhằm nâng cao chất lượng y tế bảo vệ sức khỏe người dân.
Bệnh viện Phổi Trung ương đạt mức 4 về ứng dụng công nghệ thông tin của các bệnh viện trực thuộc Bộ Y tế năm 2019, và tiếp tục ứng dụng thành tựu của khoa học công nghệ tiến tới Bệnh viện thông minh trong thời gian tới.
Hệ thống đăng ký tự động khám chữa bệnh từ xa tại bệnh viện, sử dụng mã QR cho từng bệnh nhân đến khám. 
Ngày 5/8/2020, Bệnh viện chính thức áp dụng nền tảng “Hành chính điện tử” vào hoạt động, vận hành tạo bước đột phá cho công tác số hóa Bệnh viện, quản trị bệnh viện trên nền tảng số. Đồng thời, áp dụng các hệ thống thông minh: Đăng ký khám bệnh từ xa thông qua ứng dụng di động, trên website, tổng đài; ki - ốt tự đăng ký cho người bệnh đến khám và điều trị.
Điểm đặc biệt là Bệnh viện đã áp dụng bệnh án điện tử tại toàn bộ các khoa lâm sàng. Cấu trúc bệnh án điện tử của bệnh viện áp dụng bao gồm hệ thống thông tin bệnh viện (HIS), hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (RIS-PACS), hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS) cùng hệ thống hỗ trợ ra quyết định và nhắc nhở cảnh báo theo tiêu chuẩn HL7. 
Bác sĩ Bệnh viện Phổi Trung ương sử dụng hệ thống thông tin xét nghiệm (LIS)
Bệnh án điện tử được áp dụng đã thay thế hoàn toàn việc lưu trữ bệnh án giấy của bệnh viện, quản lý đầy đủ, chi tiết lịch sử Khám chữa bệnh của Người bệnh; nhằm Số hóa toàn bộ quy trình khám chữa bệnh; Quản lý thuốc theo quy trình khép kín; Xây dựng kho tài liệu lâm sàng; Hỗ trợ ra quyết định lâm sàng, điều trị nhằm nâng cao hiệu quả khám chữa bệnh; Hỗ trợ trong quá trình điều trị cũng như nghiên cứu khoa học; Trích xuất Hồ sơ EMR theo chuẩn HL7.
Trong tiến trình trở thành Bệnh viện thông minh, Bệnh viện đã ứng dụng công nghệ thực tế ảo VATS trong phẫu thuật lồng ngực tại bệnh viện và nâng cao công tác đào tạo bác sĩ phẫu thuật lồng ngực tại Việt Nam. 
PGS. TS Nguyễn Viết Nhung chủ tọa Hội nghị phẫu thuật nội soi lồng ngực châu Á - Đầu cầu Bệnh viện Phổi Trung ương (Việt Nam).
Với những mô hình thí điểm hiện nay đang được Cục CNTT thực hiện đã mang lại những hiệu quả thiết thực bởi ở đó có sự tham gia của các doanh nghiệp công nghệ số nên công cuộc số hoá của ngành y tế đã trở nên nhanh hơn bao giờ hết.
Những kết quả kể trên có thể thấy sự chuyển mình mạnh mẽ của ngành khi cung cấp dịch vụ công thiết yếu đối với người dân góp phần hướng tới mục tiêu bảo vệ sức khoẻ toàn dân của Chính phủ.
Tiêu chí Bệnh viện thông minh tại Việt Nam
Thông tư 54/2017/TT-BYT được Bộ Y tế ban hành ngày 29/12/2017 quy định Bệnh viện ứng dụng công nghệ thông tin đạt mức 6 trở lên được gọi là bệnh viện thông minh.
Bộ tiêu chí bao gồm các nhóm sau:
 - Hạ tầng đáp ứng mức 6; 
 - Phần mềm thông tin bệnh viện (HIS) đáp ứng mức 6;
- Phần mềm thông tin xét nghiệm (LIS) đáp ứng mức nâng cao;
 - Hệ thống lưu trữ và truyền tải hình ảnh (PACS) đáp ứng mức nâng cao, thay thế tất cả phim. 
 - Bệnh án điện tử (EMR) đáp ứng mức cơ bản; 
Quản lý điều hành đáp ứng mức nâng cao; 
Tiêu chí phi chức năng đáp ứng nâng cao;
 - Bảo mật và an toàn thông tin đáp ứng nâng cao; 
 - Cho phép truy cập thông tin điện tử về người bệnh;
 - Kho dữ liệu lâm sàng (CDR) tập trung bao gồm danh mục dùng chung, dược, chỉ định và kết quả xét nghiệm (nếu có); 
 - Khả năng chia sẻ thông tin/dữ liệu (hiện tồn tại trong CDR) giữa các bên liên quan tham gia vào quá trình chăm sóc người bệnh.
Hồ sơ điện tử bao gồm sinh hiệu (nhịp mạch, nhiệt độ, huyết áp), ghi chép của điều dưỡng, thông tin về thủ thuật/kỹ thuật/phẫu thuật của lần khám bệnh chữa bệnh được lưu trữ tập trung tại CDR; 
Điện tử hóa tất cả các biểu mẫu ghi chép của bác sỹ, điều dưỡng với các biểu mẫu có cấu trúc bao gồm ghi chú diễn biến, tư vấn, danh sách các vấn đề, tóm tắt ra viện;
Quản lý thuốc theo quy trình khép kín, sử dụng mã vạch (bar code) hoặc các công nghệ khác để định danh tự động (như RFID), cấp phát thuốc tại giường bệnh, sử dụng công nghệ định danh tự động chẳng hạn như quét mã vạch trên bao bì thuốc và mã vạch ID bệnh nhân. 
Các bác sỹ có thể ra chỉ định trên môi trường điện tử; 
Quản lý toàn bộ chỉ định của dịch vụ bệnh nhân nội trú.
 - Danh sách các triệu chứng lâm sàng, kê đơn thuốc điện tử: Tất cả thông tin thuốc đều sẵn sàng trên môi trường mạng nhằm hỗ trợ Hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDSS).
Hệ thống hỗ trợ ra quyết định lâm sàng (CDSS) cấp độ 2, hỗ trợ quy trình/phác đồ điều trị dựa trên bằng chứng (các cảnh báo duy trì sức khỏe, dược): CDSS hỗ trợ việc kê đơn thuốc điện tử (đơn thuốc mới và kê lại đơn thuốc cũ); CDSS hỗ trợ kiểm tra tương tác thuốc/thuốc; Bộ quy tắc kiểm tra và phát hiện xung đột ban đầu trong chỉ định hoặc kê toa thuốc
Theo: Tạp chí Điện tử

Cùng chuyên mục

Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

11/03/2024 - 13:36

Tiếp tục phát huy thế mạnh của tỉnh trong phát triển các ngành công nghiệp công nghệ cao, đưa Vĩnh Phúc trở thành một trong những trung tâm sản xuất ô tô, xe máy lớn của cả nước. Khai thác tối đa mọi tiềm năng khác biệt, cơ hội nổi trội và lợi thế cạnh tranh để phát triển kinh tế - xã hội (KT - XH) được xác định là 1 trong 5 nhiệm vụ trọng tâm, đột phá trong Quy hoạch tỉnh Vĩnh Phúc thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 mới được Thủ tướng Chính phủ phê duyệt nhằm hiện thực hóa mục tiêu đưa

Xem thêm

  • Vĩnh Phúc: Phát huy thế mạnh phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Tỉnh Quảng Nam triển khai quyết liệt công tác chuyển đổi số

  • Kế hoạch truyền thông chuyển đổi số tỉnh Quảng Nam năm 2024

  • Năm 2024: Ninh Bình phấn đấu nằm trong nhóm 15 tỉnh/thành có chỉ số DTI cao trong toàn quốc

  • TP. Hồ Chí Minh: Thúc đẩy nghiên cứu và phát triển trí tuệ nhân tạo

  • Liên kết vùng trong phát triển công nghiệp công nghệ cao

  • Thừa Thiên Huế: Kiện toàn tổ chức bộ máy nhà nước, đáp ứng yêu cầu triển khai nhiệm vụ, giải pháp mới về chuyển đổi số

  • Chuyển đổi số giúp doanh nghiệp vừa và nhỏ vươn lên thành "cá lớn"

  • Thành phố Hà Nội phát triển kinh tế số với 4 trụ cột chính

  • Duy trì vai trò dẫn dắt chuyển đổi số quốc gia

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 3
  • 9
  • 3
  • 7
  • 4
  • 7
  • 4