Thứ tư, 15/05/2024 | 17:40 - GMT+7

Chế tạo pin lỏng điện áp cao từ kim loại lỏng

Với khả năng lưu trữ mật độ năng lượng cao, pin lỏng được xem là giải pháp đầy hứa hẹn và hữu ích cho năng lượng tái tạo.

23/08/2018 - 15:05

Với khả năng lưu trữ mật độ năng lượng cao, pin lỏng được xem là giải pháp đầy hứa hẹn và hữu ích cho năng lượng tái tạo. Tuy nhiên, các loại pin lỏng hiện nay vẫn còn nhiều nhược điểm cần khắc phục.

Mới đây, một nhóm kỹ sư tại trường Đại học Stanford, Mỹ đã chế tạo thành công thế hệ pin lỏng mới có khả năng lưu trữ mât độ năng lượng cao, an toàn, hiệu quả và giá thành thấp bằng phương pháp sử dụng hỗn hợp kim loại có thể duy trì trạng thái lỏng trong điều kiện nhiệt độ phòng.

Nhóm kỹ sư Đại học Stanford, Mỹ đã chế tạo thành công thế hệ pin lỏng mới có khả năng lưu trữ mât độ năng lượng cao, an toàn, hiệu quả và giá thành thấp 

Trong pin lỏng, cực âm và cực dương ở dạng chất lỏng được giữ trong bình chứa bên ngoài và được bơm vào pin chính khi cần thiết. Tại đây, hai loại chất lỏng ở hai cực của pin được ngăn cách với nhau bởi một màng lọc cho phép chúng trao đổi các điện tử để duy trì trạng thái nạp hoặc xả năng lượng.

Pin lỏng có thể lưu trữ một lượng năng lượng khổng lồ nhưng thường sử dụng các chất hóa học độc hại, đắt tiền và khó xử lý. Do đó, nhóm nghiên cứu Stanford sử dụng phương pháp kết hợp độc đáo các loại vật liệu để thiết kế dòng pin mới nhằm khắc phục vấn đề nêu trên.

Các nhà khoa học cho yếu tố quan trọng nhất là sử dụng hợp kim của natri và kali ở dạng chất lỏng làm cực âm của pin. Hỗn hợp này vẫn duy trì tính chất của kim loại lỏng trong điều kiện nhiệt độ phòng, và về mặt lý thuyết, nó có khả năng lưu trữ mật độ năng lượng gấp ít nhất là 10 lần so với các loại chất lỏng khác trước đây được từng được sử dụng. Bên cạnh đó, nhóm nghiên cứu đã thử nghiệm bốn loại chất lỏng gốc nước khác nhau làm cực dương của pin.

Vật liệu mới thứ hai được sử dụng trong lớp màng lọc bên trong pin. Cụ thể, các kỹ sư đã tạo ra một lớp màng gốm được làm từ kali và nhôm ôxit, giúp ngăn cách hai lớp chất lỏng ở cực dương và cực âm của pin nhưng vẫn cho phép dòng điện chảy giữa hai cực.

Theo nghiên cứu, sự kết hợp sử dụng dung dịch anolyte (hay còn gọi là nước A hay dung dịch hoạt hóa điện hóa) và màng lọc mới tạo ra mức điện áp ở ngưỡng tối đa gấp đôi so với các dòng pin khác, mang lại khả năng lưu trữ mật độ năng lượng tổng thể tốt hơn và chi phí sản xuất thấp hơn. Nguyên mẫu pin mà nhóm phát triển cũng chứng minh sự ổn định của nó qua hàng nghìn giờ hoạt động.

Antonio Baclig, đồng tác giả của nghiên cứu cho biết: "Chúng tôi tin rằng công nghệ pin mới có thể đáp ứng rất nhiều chỉ số hiệu suất khác nhau, bao gồm: chi phí, tính hiệu quả, kích thước, tuổi thọ, mức độ an toàn, v.v….”.

Ngoài ra, nhóm nghiên cứu cũng khẳng định: trong tương lai, họ sẽ tiến hành điều chỉnh độ dày của màng lọc hoặc sử dụng chất lỏng không có nước để chế tạo cực âm của pin nhằm cải thiện hơn nữa thiết kế pin.

Ngọc Diệp (Theo New Atlas) 

 

Cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế về Điều khiển và tự động hóa lần thứ 7

10/05/2024 - 08:19

Triển lãm trưng bày hàng trăm sản phẩm, giải pháp công nghệ, sản phẩm thành quả của áp dụng khoa học công nghệ đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở, ngành, các viện, trường và các hội tự động hóa địa phương...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 1
  • 5
  • 4
  • 4
  • 8