Thứ bảy, 18/05/2024 | 12:03 - GMT+7

Công nghệ ngăn thiết bị cũ thành rác độc hại

Theo nghiên cứu của Đại học Liên Hợp Quốc (Nhật Bản), mỗi năm thế giới thải ra 50 triệu tấn rác thải điện tử và chỉ 15% trong số này được xử lý. Khối rác thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng cách sẽ trở thành một gánh nặng vô cùng lớn về môi trường, sức khỏe...

13/11/2017 - 09:54

Theo nghiên cứu của Đại học Liên Hợp Quốc (Nhật Bản), mỗi năm thế giới thải ra 50 triệu tấn rác thải điện tử và chỉ 15% trong số này được xử lý. Khối rác thải chưa được xử lý hoặc xử lý không đúng cách sẽ trở thành một gánh nặng vô cùng lớn về môi trường, sức khỏe...

Nhận thức được điều này, trong vài chục năm qua, nhiều quốc gia, tổ chức quốc tế, công ty, nhà khoa học trên thế giới đã luôn nỗ lực tìm giải pháp xử lý rác thải điện tử.

Công ty Redbox và Coinstar có trụ sở tại Washington, Mỹ đã thành lập chuỗi kiosk ATM thân thiện môi trường, nơi người tiêu dùng có thể bán lại những chiếc điện thoại cũ tại điểm họ đã mua chúng. Sau đó, công ty này sẽ tân trang những bộ phận có thể dùng và tái chế những bộ phận khác để đảm bảo không gây hại môi trường.

Ngược lại, các nhà khoa học thuộc Đại học Rice, bang Texas, Mỹ lại tái sử dụng rác thải điện tử bằng cách nghiền nát bảng mạch thành bụi nano. Họ sử dụng máy nghiền chứa một buồng làm lạnh bằng khí nitơ (để ngăn những vật liệu nhạy cảm với nhiệt tan chảy, quyện lẫn vào nhau) cùng khí argon và một quả bóng thép nhỏ để nghiền nát các bản mạch thành dạng hạt tách rời với kích thước 20-100 nanomet.

So với việc chôn lấp rác thải điện tử hay tái chế để thu kim loại thông qua hỏa luyện hoặc sử dụng hóa chất, biện pháp mới này được cho là kinh tế hơn nhiều. “Các cách xử lý rác điện tử khác là chu trình một chiều, việc đốt hoặc dùng hóa chất để xử lý rác thải tốn nhiều năng lượng hơn mà vẫn tạo ra chất thải. Chúng tôi mang đến một hệ thống có khả năng phá vỡ mọi hợp chất ôxit, kim loại, polymer thành bột đồng nhất và có thể tái sử dụng”, Chandra Sekhar Tiwary, thành viên nhóm nghiên cứu cho biết. 

Sau khi nghiền lạnh, các hạt phân tử nano được cho vào nước để phân tách và tái sử dụng. 

Ngọc Diệp (Theo www.sciencealert.com/)

Cùng chuyên mục

Triển lãm quốc tế về Điều khiển và tự động hóa lần thứ 7

10/05/2024 - 08:19

Triển lãm trưng bày hàng trăm sản phẩm, giải pháp công nghệ, sản phẩm thành quả của áp dụng khoa học công nghệ đến từ các doanh nghiệp trong và ngoài nước, các sở, ngành, các viện, trường và các hội tự động hóa địa phương...

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 3
  • 4
  • 4
  • 0
  • 9