Thứ bảy, 18/05/2024 | 17:51 - GMT+7

3 nhóm giải pháp phát triển ngành công nghiệp ôtô

Các chính sách thuế liên quan đến ôtô cần phải được giữ ổn định, lâu dài, đồng bộ và nhất quán.

11/10/2017 - 09:02

Nhóm 1: Tạo dựng thị trường đủ lớn cho các nhà sản xuất ôtô trong nước. Cụ thể, có các biện pháp hợp lý, bảo đảm sự phát triển minh bạch, lành mạnh của thị trường ôtô trong nước thông qua các hàng rào kỹ thuật, biện pháp chống gian lận thương mại; sự cạnh tranh bình đẳng giữa xe nhập khẩu và sản xuất trong nước.

Nâng cao năng lực cạnh tranh của doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước   

Nhóm 2: Tập trung hỗ trợ có mục tiêu, nâng cao năng lực sản xuất và khả năng cạnh tranh của các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô trong nước với một số sản phẩm ôtô chủ lực, dung lượng thị trường tốt, có khả năng cạnh tranh với sản phẩm của các nước khác trong khu vực.

Nhóm 3: Thu hút đầu tư FDI. Cụ thể, thu hút các tập đoàn đa quốc gia đầu tư dự án có quy mô lớn tại Việt Nam; đặc biệt, tập trung vào các tập đoàn và dòng xe chưa có cơ sở sản xuất tại khu vực ASEAN.  

Ông Phạm Anh Tuấn- Trưởng Tiểu ban chính sách, Hiệp hội Các nhà sản xuất ôtô Việt Nam (VAMA):

Thúc đẩy và hỗ trợ các nhà sản xuất ôtô trong nước

Các chính sách thuế liên quan đến ôtô cần phải được giữ ổn định, lâu dài, đồng bộ và nhất quán. Về ngắn hạn, VAMA đề xuất bãi bỏ/giảm thuế nhập khẩu linh kiện CKD về 0% từ năm 2018 để giúp các nhà sản xuất trong nước cắt giảm chênh lệch về chi phí sản xuất. Khi quy mô thị trường ôtô chưa đủ lớn, Chính phủ cần có chính sách hỗ trợ các nhà sản xuất ôtô duy trì nhà máy tại Việt Nam.

Về dài hạn, Chính phủ nên có chính sách thúc đẩy và hỗ trợ các nhà sản xuất ôtô, cung cấp linh kiện trong việc nâng cao nội địa hóa, từng bước cùng với sự gia tăng của quy mô thị trường để cắt giảm chi phí, tăng khả năng cạnh tranh với xe nhập khẩu.  

Trung tâm Phát triển Công nghiệp hỗ trợ TP. Hồ Chí Minh:

Kết nối cung - cầu doanh nghiệp

TP. Hồ Chí Minh đang đẩy mạnh liên kết giữa các nhà đầu tư trong khu công nghệ cao và nhà sản xuất công nghiệp hỗ trợ (CNHT) trong nước; đồng thời tích cực hỗ trợ để doanh nghiệp có đủ khả năng cung cấp sản phẩm CNHT cho các tập đoàn nước ngoài với nhiều cơ chế, chính sách ưu đãi.

Hiện, trung tâm đã triển khai kết nối cung - cầu về sản phẩm và mặt bằng sản xuất với doanh nghiệp sản xuất CNHT. Xây dựng chương trình, kế hoạch thu hút doanh nghiệp FDI thông qua việc tạo môi trường đầu tư, kinh doanh thuận lợi. Đặc biệt, đơn giản hóa thủ tục hành chính, mặt bằng sản xuất; phát triển cơ sở hạ tầng theo hướng hình thành các cụm liên kết ngành để thu hút doanh nghiệp FDI phù hợp theo hướng tập trung phát triển sản phẩm chủ lực của thành phố. Đồng thời, tạo sự liên kết giữa doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài với doanh nghiệp trong nước thông qua các hoạt động xúc tiến thương mại, triển lãm, hội thảo, chương trình giới thiệu nhu cầu phát triển và sử dụng các sản phẩm CNHT.

Công ty TNHH ô tô Mitsubishi Việt Nam:

Hướng tới sản phẩm ôtô điện công nghệ tiên tiến

Với mục tiêu sử dụng năng lượng tiết kiệm, hiệu quả và bảo vệ môi trường, Mitsubishi mở rộng đầu tư tại Việt Nam cùng với thị trường ASEAN. Mitsubishi Motors là công ty tiên phong trong lĩnh vực xe điện, dẫn đầu trong công nghệ hybrid sạc điện (plug-in hybrids), luôn sẵn sàng chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức để thực hiện các giải pháp cho những dòng xe thân thiện với môi trường tại Việt Nam.

Hiện, chúng tôi đang đàm phán với Chính phủ Việt Nam để được hưởng ưu đãi với ôtô điện. Nếu được chấp nhận, sản phẩm này sẽ chỉ phải chịu thuế tiêu thụ đặc biệt 15%. Như vậy, nhập khẩu nguyên chiếc từ Nhật Bản về sẽ có giá tương đương với xe chạy xăng cùng loại, góp phần thúc đẩy thị trường ôtô điện tại Việt Nam.

Ông Hồ Mạnh Tuấn- Phó Tổng giám đốc Tổng công ty Máy động lực và Máy nông nghiệp Việt Nam (VEAM):

Khuyến khích sử dụng linh kiện sản xuất trong nước

VEAM là doanh nghiệp có bề dày kinh nghiệm trong lĩnh vực sản xuất, kinh doanh ôtô và CNHT cho ngành ôtô, xe máy với gần 20 năm là đối tác tại các liên doanh ôtô lớn ở Việt Nam như: Toyota Việt Nam, Ford Việt Nam, Honda Việt Nam. Các đơn vị thành viên của VEAM đã tham gia vào ngành công nghiệp phụ tùng ôtô, xe máy từ hơn 10 năm nay bằng việc cung cấp phụ tùng xe máy cho Honda Việt Nam; phụ tùng ôtô, xe máy cho các công ty Nhật Bản, Hàn Quốc, Mỹ.

Để phát triển ngành CNHT, Chính phủ, Bộ Công Thương cần có chính sách khuyến khích các doanh nghiệp sản xuất, lắp ráp ôtô sử dụng linh kiện, phụ tùng sản xuất trong nước như: Giảm thuế thu nhập doanh nghiệp theo tỷ lệ nội địa hóa; thuế tiêu thụ đặc biệt... Cùng đó, cần tổ chức các buổi hội thảo, tọa đàm, tổng kết hàng năm giữa nhà sản xuất, lắp ráp ôtô và doanh nghiệp CNHT để làm cầu nối trao đổi, kết nối cung - cầu giữa các bên. Ngoài ra, Bộ Công Thương phải đẩy mạnh công tác xúc tiến giới thiệu doanh nghiệp sản xuất linh kiện ôtô Nhật, Hàn Quốc… chuyển giao công nghệ cho các công ty Việt Nam đầu tư vào lĩnh vực này.

Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn- TNHH MTV:

Ưu tiên hỗ trợ dòng xe công nghệ cao

Hiện nay, Tổng công ty Cơ khí giao thông vận tải Sài Gòn - TNHH MTV (SAMCO) đã phát triển thành công dòng xe buýt, xe khách sử dụng công nghệ CNG mang lại hiệu quả kinh tế cao, giảm thiểu khí độc hại ra môi trường. Sản phẩm này đang được vận hành và nhận được sự đánh giá cao của người dân TP. Hồ Chí Minh. SAMCO cũng là đơn vị đầu tiên tại Việt Nam nghiên cứu, đưa vào vận hành dòng sản phẩm này, do đó còn nhiều khó khăn và chi phí cao để phát triển thành công.

SAMCO mong muốn bộ, ngành, Chính phủ có chính sách ưu tiên, hỗ trợ ưu đãi để doanh nghiệp quyết tâm phát triển các dòng sản phẩm mang tính công nghệ tiên tiến, đồng thời cũng là sản phẩm đặc trưng của doanh nghiệp, giúp khẳng định nền công nghiệp ôtô Việt Nam trong thời kỳ tìm con đường riêng trên bản đồ công nghiệp ôtô thế giới.

Công ty TNHH 4P Electronic:

Tạo môi trường thông thoáng cho doanh nghiệp CNHT

Việc tham gia chuỗi giá trị toàn cầu là vô cùng quan trọng để phát triển ngành CNHT nói chung và CNHT cho ngành công nghiệp ôtô nói riêng. Vì vậy, cần tạo môi trường thông thoáng cho các doanh nghiệp CNHT phát triển. Theo đó, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng giữa doanh nghiệp FDI và doanh nghiệp nöåi àõa vúái nhûäng quy định tối giản về pháp luật trong kinh doanh cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Ngoài ra, nhà nước cần tháo gỡ những bất cập về chính sách thuế trong bối cảnh hội nhập hiện nay như: Thuế nhập khẩu linh kiện của doanh nghiệp tham gia chuỗi cung ứng (Nghị định 134/2016), thuế nhà thầu DDU, thuế giá trị gia tăng đối với máy móc, thiết bị phục vụ sản xuất (Nghị định 100/2016…). Trên cơ sở đó, có chính sách khuyến khích doanh nghiệp nội địa tham gia chuỗi cung ứng.

Các doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng mong muốn có chính sách ưu đãi giúp bảo toàn vốn và ưu đãi theo mức độ đầu tư, nhất là các doanh nghiệp công nghệ, tránh hình thức “cào bằng” như hiện nay.  

Theo Báo Công Thương

 

Cùng chuyên mục

Tăng cường hiệu quả chuyển đổi số tại Quảng Ngãi

13/05/2024 - 08:18

Năm 2023, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về phát triển Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, chuyển đổi số và các văn bản hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, UBND thành phố Quảng Ngãi đã chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và giải pháp tăng cường hiệu quả chuyển đổi số.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 3
  • 6
  • 2
  • 7
  • 5