Thứ sáu, 17/05/2024 | 17:07 - GMT+7

Phát triển công nghiệp Việt Nam: Cần một hệ thống chính sách đồng bộ

Nền công nghiệp nước ta có nhiều tiềm năng nhưng hiện vẫn chưa tận dụng được lợi thế sẵn có và phát triển như kỳ vọng.

25/09/2017 - 09:08

Nền công nghiệp nước ta có nhiều tiềm năng nhưng hiện vẫn chưa tận dụng được lợi thế sẵn có và phát triển như kỳ vọng, phần lớn vẫn phụ thuộc vào các doanh nghiệp đầu tư nước ngoài. 

Công nghiệp Việt Nam đang gặp những khó khăn nhất định, đó là trình độ phát triển còn thấp, năng lực trong nước yếu kém. Theo phân tích của nhiều chuyên gia, nguyên nhân là do chính sách phát triển công nghiệp thì nhiều nhưng hiệu quả lại ít, đồng thời thiếu chiến lược phát triển công nghiệp quốc gia một cách đồng bộ, thống nhất với tầm nhìn và định hướng phù hợp.

Đánh giá về chính sách công nghiệp hiện nay, các doanh nghiệp nhà nước được bảo hộ ưu đãi quá lâu dẫn tới sự cạnh tranh còn hạn chế. Từ những dẫn chứng cụ thể về những thất bại trong việc phát triển xi măng lò đứng, ô tô, đường, thép… cho thấy, phần lớn doanh nghiệp dựa vào lợi thế so sánh sẵn có tại một thời điểm. Cùng với đó do nhận được sự ưu ái chính sách quá mức dẫn đến doanh nghiệp chây ì, dựa dẫm. Với những ngành hàng đạt được nhiều thành công như xuất khẩu dệt may, da giày, thủy sản… vẫn phải cạnh tranh quyết liệt, mặc dù bị hàng rào bảo hộ, không có nhiều lợi thế nhưng nhờ chính sách hợp lý nên vẫn phát triển được thị trường. Do đó, không nên theo đuổi chính sách ưu tiên một số sản phẩm công nghiệp cá biệt như hiện nay mà cần xem xét lại chính sách ưu tiên, bởi điều này sẽ khiến doanh nghiệp ỉ nại, không thể phát triển lớn mạnh được.

Để có một chính sách công nghiệp ưu tiên đúng mức, cần phải lựa chọn các doanh nghiệp đã đã được sàng lọc thông qua cạnh tranh, đặc biệt là cạnh tranh quốc tế. Sau đó nhà nước hỗ trợ các doanh nghiệp này để họ có thể lớn hơn, có năng lực cạnh tranh tốt hơn và tiến lên các nấc thang công nghệ cao hơn. Đó mới là cách thức đúng để phát triển các ngành công nghiệp ưu tiên của Việt Nam.

Đặc biệt, các ưu đãi đề xuất cần được cân nhắc kỹ, căn cứ vào nguồn lực, để sau khi ban hành, chính sách có thể triển khai được. Song song với mở cửa thị trường cần chiến lược nuôi dưỡng các ngành công nghiệp tiềm năng bằng các công cụ chính sách thích hợp.

Cần tiếp tục đưa các dự án cơ khí nông nghiệp, cơ khí chế biến vào danh mục được hưởng ưu đãi của chương trình cơ khí trọng điểm nhưng cần có các chính sách hỗ trợ thực sự hiệu quả. Ngoài các hoạt động xúc tiến thương mại thông thường, rất cần sự trợ giúp của Nhà nước trong việc đàm phán để ký kết các hiệp định thương mại song phương và đa phương với các quốc gia, tạo điều kiện cho hàng hóa Việt Nam nói chung và hàng công nghiệp chế biến nói riêng có điều kiện xâm nhập sâu vào thị trường thế giới.

Trong lĩnh vực đầu tư cần lựa chọn, tập trung tối đa vào một số ngành, lĩnh vực, sản phẩm chủ yếu nhằm thúc đẩy tăng trưởng, xây dựng thương hiệu mạnh và chỗ đứng vững chắc trên thị trường trong nước và nước ngoài; Trong lĩnh vực thị trường, cần xác định phát triển thị trường hàng hóa là yếu tố quan trọng cho sự phát triển công nghiệp…

Hà Nguyễn

Cùng chuyên mục

Tăng cường hiệu quả chuyển đổi số tại Quảng Ngãi

13/05/2024 - 08:18

Năm 2023, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về phát triển Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, chuyển đổi số và các văn bản hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, UBND thành phố Quảng Ngãi đã chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và giải pháp tăng cường hiệu quả chuyển đổi số.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 2
  • 8
  • 3
  • 9
  • 5