Thứ sáu, 17/05/2024 | 18:15 - GMT+7

Xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia đồng bộ, hiệu quả

Ban Kinh tế T.Ư phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”.

21/08/2017 - 14:56

Ban Kinh tế T.Ư phối hợp Bộ Công thương tổ chức Hội thảo khoa học quốc tế “Chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035”. Đồng chí Nguyễn Văn Bình, Ủy viên Bộ Chính trị, Bí thư T.Ư Đảng, Trưởng Ban Kinh tế T.Ư chủ trì hội thảo.

Phát triển công nghiệp thời gian qua đã góp phần tích cực giải quyết việc làm và nâng cao đời sống của nhân dân. Hiện nay, khu vực kinh tế có vốn đầu tư nước ngoài và khu vực kinh tế tư nhân trong nước đóng góp ngày càng lớn vào đầu tư phát triển công nghiệp của đất nước. Tuy nhiên, công nghiệp nước ta còn đang ở trình độ thấp, chủ yếu đang phát triển theo chiều rộng, nội lực còn yếu, phụ thuộc nhiều doanh nghiệp đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI); tăng trưởng sản xuất công nghiệp chưa cao, thiếu bền vững; năng suất lao động công nghiệp, nhất là ngành công nghiệp chế biến - chế tạo còn ở mức thấp…

Hội thảo tập trung vào các nhóm vấn đề chính: Đổi mới tư duy và phương pháp tiếp cận trong xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia; kinh nghiệm xây dựng chính sách phát triển công nghiệp của các quốc gia và vùng lãnh thổ có nhiều thành công như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đài Loan (Trung Quốc), Thái-lan; nhận diện những cơ hội và thách thức, thuận lợi và khó khăn đối với phát triển công nghiệp trong thời gian tới; đề xuất quan điểm, mục tiêu cần đạt được của việc xây dựng chính sách công nghiệp quốc gia, các tiêu chí và nguyên tắc để lựa chọn lĩnh vực công nghiệp ưu tiên phát triển; các chủ trương, giải pháp lớn để tận dụng tốt cơ hội và vượt qua được các thách thức, sớm thực hiện mục tiêu trở thành nước công nghiệp hóa theo hướng hiện đại. Các đại biểu, nhà khoa học, chuyên gia… tập trung thảo luận phân tích, làm rõ các nút thắt, rào cản trong phát triển công nghiệp của Việt Nam; nguyên nhân những hạn chế, bất cập trong phát triển công nghiệp Việt Nam suốt 30 năm qua; đề xuất quan điểm, mục tiêu của chính sách công nghiệp quốc gia đến năm 2025, tầm nhìn đến năm 2035; làm rõ các trụ cột chính của chính sách công nghiệp quốc gia của Việt Nam trong giai đoạn tới; đề xuất, kiến nghị các nhiệm vụ, giải pháp lớn của chính sách công nghiệp quốc gia…

Phát biểu ý kiến tại hội thảo, đồng chí Nguyễn Văn Bình khẳng định: Qua các thời kỳ, Đảng và Nhà nước luôn quan tâm đề ra các chủ trương, chính sách thúc đẩy phát triển công nghiệp. Đặc biệt từ khi Việt Nam gia nhập WTO, chủ trương, đường lối của Đảng về phát triển kinh tế - xã hội, về công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước nói chung và phát triển công nghiệp nói riêng đã liên tục được bổ sung, hoàn thiện để đáp ứng yêu cầu phát triển của đất nước trong bối cảnh tình hình mới. Để tiếp tục thực hiện chủ trương, mục tiêu và nhiệm vụ được xác định trong Chiến lược phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2011 - 2020 và thực hiện thắng lợi Nghị quyết Đại hội XII của Đảng, xây dựng nền tảng sớm đưa nước ta cơ bản thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại, việc xây dựng khung khổ chính sách công nghiệp quốc gia đồng bộ, hiệu quả nhằm đẩy mạnh và nâng cao chất lượng CNH, HĐH đất nước giai đoạn 2016 - 2025, tầm nhìn đến năm 2035 là hết sức cần thiết.

Theo Báo Nhân dân

Cùng chuyên mục

Tăng cường hiệu quả chuyển đổi số tại Quảng Ngãi

13/05/2024 - 08:18

Năm 2023, trên cơ sở các văn bản chỉ đạo của UBND tỉnh về phát triển Chính quyền điện tử hướng đến chính quyền số, chuyển đổi số và các văn bản hướng dẫn của Sở Thông tin và Truyền thông Quảng Ngãi, UBND thành phố Quảng Ngãi đã chỉ đạo thực hiện các mục tiêu và giải pháp tăng cường hiệu quả chuyển đổi số.

Xem thêm

Tổng số lượt truy cập :
  • 1
  • 4
  • 4
  • 2
  • 8
  • 9
  • 3
  • 2