UBND tỉnh Bình Thuận vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện “Đề án Chuyển đổi số và ứng dụng công nghệ thông tin trong triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào DTTS và miền núi giai đoạn 2021 - 2025” (Chương trình MTQG 1719).
Trong tiến trình chuyển đổi số mạnh mẽ hiện nay, nền tảng công nghệ thông tin (CNTT) được xác định sẽ là yếu tố quyết định tiến độ, chất lượng của tất cả các khâu trong chuyển đổi số. Thời gian qua, các sở, ngành chức năng và các địa phương trong toàn tỉnh đã tích cực, nỗ lực không ngừng cải thiện và nâng cao hiệu quả việc ứng dụng CNTT vào tất cả các nội dung công việc.
UBND thành phố vừa phê duyệt Quyết định số 448/QĐ-UBND ngày 9-2-2022 ban hành Quy định đánh giá, xếp hạng ứng dụng công nghệ thông tin của các cơ quan, địa phương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, nhằm nâng cao chất lượng ứng dụng công nghệ số trong chính quyền điện tử, hướng đến chính quyền số.
Ngày 28/2/2022, Bộ TT&TT đã ban hành Công văn số 639/BTTTT-THH về việc tăng cường hiệu quả quản lý, ứng dụng công nghệ thông tin, chuyển đổi số sử dụng ngân sách nhà nước. Công văn được gửi đến các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, UBND các tỉnh thành trực thuộc Trung ương.
UBND thành phố Hải Phòng vừa ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án ứng dụng công nghệ thông tin trong quản lý, điều hành giao thông vận tải, tập trung vào lĩnh vực đường bộ. Một trong những giải pháp triển khai thực hiện Đề án là bổ sung hệ thống đèn giao thông thông minh kết hợp camera giám sát giao thông, đảm bảo thu thập, xử lý và chia sẻ dữ liệu về tình trạng hoạt động giao thông trên các tuyến đường.
Từ ngày 26/11 đến 3/12, tại TP. Đà Nẵng diễn ra chuỗi hội thảo về thúc đẩy nghiên cứu công nghệ thông tin ứng dụng thực tiễn, hỗ trợ quá trình chuyển đổi số, phục vụ phát triển kinh tế - xã hội.
Thời gian qua, Công ty Điện lực Quảng Ninh (PC Quảng Ninh) đã tích cực áp dụng công nghệ thông tin vào sản xuất kinh doanh, nhằm đáp ứng tốt hơn các dịch vụ, nhu cầu của khách hàng, được người dân và doanh nghiệp đánh giá cao.
Những năm gần đây, ngành Vật liệu xây dựng Việt Nam đã có những bước tiến đáng kể, không chỉ đáp ứng nhu cầu cho thị trường trong nước mà còn xuất khẩu ra nhiều nước trên thế giới. Tuy nhiên, quá trình phát triển của ngành vẫn còn gặp nhiều thách thức như công tác dự báo còn bất cập, công nghệ sản xuất trong một số lĩnh vực còn lạc hậu...
Xác định ứng dụng công nghệ thông tin là giải pháp quan trọng nhằm nâng cao năng lực quản trị, hiệu quả sản xuất, kinh doanh, Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) đã xây dựng, nâng cấp hệ thống hạ tầng viễn thông, công nghệ thông tin... để bắt nhịp với nhu cầu phát triển của xã hội.
Với việc thực hiện kết nối 230 thiết bị đóng cắt phân tán trên lưới điện trung áp vào hệ thống điều khiển giám sát và thu thập dữ liệu (SCADA), PC Gia Lai có thể giám sát, thu thập dữ liệu và phục hồi, đóng cắt điện các đoạn đường dây bị sự cố mà không cần nhân viên vận hành đến trực tiếp tại chỗ đặt thiết bị.
Trong năm 2019, Công ty đã tổ chức khai giảng khóa đào tạo Lập trình điều khiển PLC-S71500 và Hệ thống SCADA WIN (CC) của Siemen cho lực lượng kỹ sư, nhằm nâng cao kiến thức chuyên môn và nắm bắt các tình huống công tác bảo trì, từng bước làm chủ được thiết bị, nhanh chóng phát hiện và xử lý triệt để các bất thường, đảm bảo an toàn cho thiết bị.
Việc ứng dụng công nghệ thông tin để làm việc trực tuyến, online đã được huy động triệt để nhất, với vai trò nòng cốt là các kỹ sư công nghệ thông tin thuộc Trường Quản trị kinh doanh – Vinacomin (VBS).
Tổng công ty Điện lực miền Bắc (EVNNPC) phấn đấu hoàn thành, lắp đặt 16 trung tâm điều khiển xa trong năm 2019, nâng tổng số trung tâm điều khiển xa trong toàn Tổng công ty lên 27 trung tâm. Đây là những bước tiến quan trọng trong việc tự động hóa lưới điện, góp phần nâng cao chất lượng điện năng và tăng năng suất lao động.
Cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đang tạo nên cuộc cải cách đáng kể về công nghệ sản xuất. Một trong các giải pháp để chủ động, các doanh nghiệp Việt Nam cần tăng cường quản lý nhờ áp dụng công nghệ thông tin.
Cho đến nay, tất cả 292 thủ tục hành chính cấp Trung ương thuộc phạm vi quản lý của Bộ Công Thương đã được triển khai dịch vụ công trực tuyến mức độ 2 trở lên; trong đó có 153 dịch vụ công trực tuyến mức độ 3 và 4.